-
Công bố chính thức tiêu chuẩn ODF của OASIS là tiêu chuẩn ISO 26300:2006
Tiêu chuẩn ODF của OASIS trở thành một chuẩn quốc tế: ISO/IEC 26300 vào ngày 30/11/2006
Sau 8 tháng thu thập các ý kiến đóng góp, soạn thảo và bỏ phiếu quốc tế, tiêu chuẩn định dạng văn bản mở ODF (Open Document Format) phiên bản 1.0 của OASIS đã vượt qua một cách thành công quá trình tiêu chuẩn hóa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Standardisation Organisation) và đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế về định dạng văn bản mở hoặc ISO/IEC 26300 – là một định dạng cho việc lưu trữ và trao đổi các tài liệu văn phòng như các biên bản ghi nhớ, báo cáo, bảng tính, đồ thị và các tệp trình diễn. Sử dụng một định dạng chuẩn sẽ giải phóng các tài liệu khỏi các ứng dụng gốc sinh ra chúng, cho phép chúng có thể trao đổi được, tìm kiếm được và soạn sửa được bằng bất kỳ công cụ nào thích hợp với tiêu chuẩn này. Tài liệu về ISO/IEC 26300 hiện có trên website của tổ chức ISO tại địa chỉ:
http://www.iso.org/iso/en/CatalogueDetailPage.CatalogueDetail?CSNUMBER=43485&...
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN MỞ đặc biệt có ý nghĩa đối với hành chính công vì chúng cho phép trao đổi các tài liệu điện tử giữa các cơ quan, người dân và doanh nghiệp theo cách không ép buộc ai phải sử dụng các sản phẩm ophần mềm cụ thể nào. Điều quan trọng không kém nữa là ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN MỞ đảm bảo tính có thể đọc được của các tài liệu theo thời gian, điều sẽ tạo điều kiện rất tốt cho việc lưu trữ đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Dự kiến định dạng như vậy sẽ kéo theo hàng loạt các sản phẩm có khả năng đọc, ,viết và quản lý các văn bản, khuyến khích cạnh tranh và đổi mới trong lĩnh vực quản lý văn bản.
Hiện tại, một số chính phủ đã tuyên bố chuyển sang sử dụng tiêu chuẩn ISO 26300 này gồm Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
Microsoft không tham gia vào dự án này của OASIS và cũng đã giới thiệu các đặc tính kỹ thuật về Office Open XML theo qui trình tiêu chuẩn hóa của ECMA và dự kiến sẽ kết thúc thành công vào ngày 07/12/2006 tại kỳ bỏ phiếu của Đại hội đồng của ECMA. Sau đó nó cũng sẽ phải được đề xuất lên ISO/IEC.
(Theo: http://arstechnica.com/news.ars/post/20061204-8349.html) thì ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN MỞ đã được bộ phần mềm văn phòng OpenOffice.org hỗ trợ như là định dạng tệp nguyên thủy của nó.
Theo http://ec.europa.eu/idabc/en/document/6324/194, ngày 06/12/2006
Sun đả kích kịch liệt việc thông qua chuẩn OpenXML của ECMA.
Tiêu chuẩn hóa OpenXML của bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office và phản ứng mạnh mẽ từ Sun và IBM
Chuẩn Office OpenXML đã được thông qua như một chuẩn ECMA 376 vào ngày 07/12/2006 sau một quá trình làm việc với các đại diện của Apple, Intel, Novell, Toshiba và British Library.
Tuy nhiên, IBM phản đối việc tiêu chuẩn hóa này và cho rằng quá trình này “không gì hơn là việc tiêu chuẩn hóa định dạng của Microsoft cho chính sản phẩm của hãng này (Microsoft Office)”. Cả Sun và IBM đều hỗ trợ định dạng văn bản mở ODF (Open Document Format), một nỗ lực cạnh tranh đối đầu dựa trên XML.
Tại cuộc họp với giới truyền thông Anh quốc ngày 11/12/2006, người phụ trách về phần mềm nguồn mở của Sun cũng nghi ngờ về khả năng tồn tại được của chuẩn OpenXML như một chuẩn mở cũng như về uy tín của ECMA. Ông nói: “Chuẩn OpenXML những 6000 trang. Hãy tưởng tượng sẽ làm gì để triển khai một chuẩn với những mô tả đặc tính kỹ thuật như vậy”.
Còn IBM thì nghi ngờ về sự thành công cho các nỗ lực của các bên thứ 3 trong việc hỗ trợ OpenXML.
“Bạn chắc chắn phải dõi theo cái cách mà Novell và Corel triển khai như thế nào. Nếu họ vấp ngã, hãy đề phòng với những người muốn đổ lỗi cho các công ty này hoặc cho phần mềm nguồn mở, khi gốc rễ của vấn đề trước tiên lại nằm chính ở các mô tả đặc tính kỹ thuật về Office OpenXML của Microsoft”.
Theo http://www.itweek.co.uk/itweek/news/2170681/sun-slams-ecma-openxml-ok
Lời bình:
Trên đây là 2 thông tin trái ngược nhau và rất quan trọng không chỉ đối với giới công nghệ thông tin nước ngoài, mà nó còn đối với Việt Nam, đặc biệt trong khi việc lựa chọn bộ sản phẩm phần mềm văn phòng Microsoft Office hay OpenOffice.org đang là một đề tài nóng hiện nay. Open Document Format – ODF hay Office Open XML, ISO 26300 hay ECMA 376 là điều mà Chính phủ cần phải cân nhắc thật kỹ và thật thấu đáo trước khi quyết định bởi hệ lụy của nó sau này là không nhỏ.
Tiểu Linh
PS: Bài đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số 01/2007, trang 17
Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!
Tuesday, June 12, 2007
ODF là tiêu chuẩn ISO, Sun đả kích OOXML của ECMA
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2007
(239)
- ► 09/30 - 10/07 (11)
- ► 09/23 - 09/30 (12)
- ► 09/16 - 09/23 (13)
- ► 09/09 - 09/16 (11)
- ► 09/02 - 09/09 (18)
- ► 08/26 - 09/02 (21)
- ► 08/19 - 08/26 (12)
- ► 08/12 - 08/19 (14)
- ► 08/05 - 08/12 (15)
- ► 07/29 - 08/05 (14)
- ► 07/22 - 07/29 (14)
- ► 07/15 - 07/22 (14)
- ► 07/08 - 07/15 (10)
- ► 07/01 - 07/08 (9)
- ► 06/24 - 07/01 (7)
- ► 06/17 - 06/24 (10)
-
▼
06/10 - 06/17
(34)
- Giá nào cho chuyển đổi sang các ứng dụng hỗ trợ ODF?
- Kết luận và khuyến cáo về “tính mở” với ODF & OOXML
- Các quốc gia và tổ chức liên quan đến sự việc OOXM...
- Liệu có cần thiết 2 tiêu chuẩn ISO cho định dạng t...
- Liệu có cần thiết 2 tiêu chuẩn ISO cho định dạng t...
- Liệu có cần thiết 2 tiêu chuẩn ISO cho định dạng t...
- Liệu có cần thiết 2 tiêu chuẩn ISO cho định dạng t...
- Sun có công lớn với ODF, Microsoft lại tấn công IBM
- ODF là tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ, Ý; Nhật, Croati...
- Nauy khuyến cáo sử dụng bắt buộc ODF và PDF
- Chính phủ Brazil mua 150.000 máy tính xách tay giá...
- Microsoft sẽ không kiện người sử dụng Linux
- Microsoft gây sợ hãi, không chắc chắn, nghi ngờ
- Linus Torvald trả lời về các khiếu nại của Microso...
- Vũ khí 3USD của Microsoft chống lại Linux
- Chọn ODF hay OOXML cho tiêu chuẩn của Quốc gia?
- Dell bán máy tính cài đặt sẵn hệ điều hành Ubuntu
- Sử dụng OpenOffice để chia sẻ tệp với người dùng M...
- Ta cho rằng... Người ta hỏi...
- Tổng thống tương lai của Pháp nói về PMNM và chuẩn mở
- UBUNTU và lịch sử ra đời
- Một vài thông tin nổi bật về phần mềm tự do nguồn mở
- Cơ hội chuyển đổi
- Châu Âu và Mỹ đã chi bao nhiêu tiền cho PMNM
- Kinh nghiệm Quốc tế về phần mềm nguồn mở
- Hội nghị châu Á lần thứ 8 về phần mềm nguồn mở
- Mua tận ngọn, bán tận gốc
- Đi tìm câu trả lời
- ODF là tiêu chuẩn ISO, Sun đả kích OOXML của ECMA
- Tính trung lập thị trường và định dạng tài liệu mở...
- Phần mềm nguồn mở (PMNM) với Đề án 112 Chính phủ v...
- Phần mềm nguồn mở với Chính phủ điện tử
- Chuẩn mở và phần mềm nguồn mở ...
- Định dạng tài liệu mở ODF
No comments:
Post a Comment