Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!

Saturday, August 25, 2007

Tin tổng hợp về bỏ phiếu cho OOXML

Ấn Độ sẽ bỏ phiếu Không với các bình luận

India will vote No with comments

Theo: http://www.noooxml.org/forum/t-17161/india-will-vote-no-with-comments

Bài được đưa lên Internet ngày 24/08/2007

Tổ chức Tiêu chuẩn nghiệp vụ của Ấn Độ – BIS (Business Standards of India) thông báo rằng BIS sẽ bỏ phiếu Không với các bình luận. Cùng lúc, nhà bán lẻ của nhà cung cấp này tại Ấn Độ lưu ý rằng họ sẽ tiếp tục vận động hành lang đối với “BIS và các thành viên uỷ ban về các bình luận được lưu ý trong cuộc họp quyết định biểu quyết”.

The Business Standards of India is reporting that the BIS will vote No with comments. At the same time, the reseller of the vendor in India mentions that they will continue to lobby "the BIS and the committee members on the comments noted during the ballot resolution meeting

Brazil nói “Không với các bình luận”

Brazil say “No with comments”

Theo: http://www.noooxml.org/forum/t-17102/brazil-says-nao

Tin được đưa lên Internet ngày 24/08/2007

Cơ quan tiêu chuẩn của Brazil – ABNT (Brazil's Associação Brasileira de Normas Técnicas) hiểu cách mà qui trình ISO làm việc: khi bạn có các bình luận, bạn cần bỏ phiếu Không để các bình luận đó được xem xét. Dễ dàng như thế đó, Brazil, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác nói Không với các bình luận.

Brazil's Associação Brasileira de Normas Técnicas (ABNT) understands how the ISO process works: when you have comments, you need to vote No in order to get them considered. As easy as that. Brazil, China and many other nations say No with comments.

Đức nói “Có với các bình luận”

Germany say “Yes with comments”

Theo: http://www.noooxml.org/forum/t-16982/german-din-has-fallen-in-the-microsoft-trap

Tin được đưa lên Internet ngày 22/08/2007

Dường như Đứa đã rơi vào cái bẫy của Microsoft khi bỏ phiếu Có với các bình luận. Đức sẽ ủng hộ chấp thuận OOXML như một tiêu chuẩn quốc tế – tuy nhiên với một tập hợp các đề nghị cải tiến.

It seems that Germany has fallen in the Microsoft trap to address comments with a Yes vote. Germany will support the assumption of Office open XML as international standard - however with a set of improvement suggestions.

Phần Lan bỏ phiếu trắng

Theo: http://www.noooxml.org/forum/t-16859/another-victory-for-microsoft-in-finland

Tin được đưa lên Internet ngày 21/08/2007

Hôm qua Phần Lan đã quyết định bỏ phiếu trắng về OOXML. Việc vận động hành lang trước cuộc họp quyết định từ phía Microsoft đã mạnh tới mức các bộ trưởng chủ chốt đã chuyển sang thành những người trả lời có. Mặc dù vậy một công ty Phần Lan lớn không được nêu tên đã nói rằng một tiêu chuẩn tồi như thế này sẽ làm tổn hại tới uy tín của ISO, phe nói có là quá mạnh. Đó là một ngày buồn đối với người Phần Lan.

Yesterday Finland decided to abstain on OOXML. Lobbying before the deciding meeting from Microsoft was so intensive that the key ministries were turned to yes-men. Even though a-big-Finn-company-that-must-not-be-named said that a standard this bad should compromise the whole credibility of ISO, the yes-side was too strong. It was a sad day to be a Finn.

OpenXML – Quá trình bỏ phiếu của Mỹ vẫn tiếp diễn

Open XML – US Vote Progress Continues

Theo: http://blogs.msdn.com/jasonmatusow/archive/2007/08/19/open-xml-us-vote-progress-continues.aspx

Bài được đưa lên Internet ngày 19/08/2007

Ban điều hành INCITS đã bỏ phiếu ngày 19/07 về OpenXML với “Có với bình luận” như là quan điểm của Mỹ. Điều này không phải là lần bỏ phiếu cuối cùng của Cơ quan Tiêu chuẩn Mỹ để đệ trình lên ISO, mà chỉ là một bước trong thủ tục để có được quan điểm của Mỹ. Các phiếu bầu đã được đệ trình và xem xét lại trong một cuộc họp khác của Ban điều hành vào thứ tư ngày 15/08. Vòng đầu bỏ phiếu với kết quả 8 phiếu “Có”, 7 phiếu ”Chống” và 1 phiếu “Trắng” (chỉ có 3 lựa chọn trong vận động trước Ban điều hành). Những người bỏ phiếu “Không” đã bàn luận cơ sở đối với các phiếu bầu của họ, và cuộc họp đã tiếp diễn như là nhóm làm việc về việc giải quyết một vài trong số các vấn đề. Cuối cuộc họp này đủ những người ban đầu bỏ phiếu “Không” chỉ ra sự ủng hộ thích đáng cho một biểu quyết lần 2 “Có với bình luận” để bắt đầu vào thứ năm ngày 16/08. Như vậy, cuộc biểu quyết này sẽ chuyển sang pha tiếp theo như tiêu đề “Có với các bình luận” trong một cuộc họp quyết định vào ngày 29/08. Tại cuộc họp này, nếu OpenXML có 10 phiếu ủng hộ, thì quan điểm của Mỹ về Open XML sẽ là “Có với các bình luận”. Nếu nó không đủ 10 phiếu, thì Ban điều hành sẽ được yêu cầu xem xét bỏ phiếu “Trắng với các bình luận” như quan điểm đi lùi của nó. Tại thời điểm này, dường như “Không với các bình luận” là không có nữa.

The INCITS Executive Board voted on July 19 to distribute a ballot on Open XML with “Yes with Comments” as the US position. This was not the final vote of the US National Body for submission to ISO, only one step in the procedure to get to the US position. Votes were submitted and reviewed in another meeting of the EB on Wed, August 15. The first round of voting had resulted in 8 “yes,” 7 “no,” and 1 “abstain” vote (the only three options on the motion before the EB). The individuals who voted “No” discussed the basis for their votes, and the meeting progressed as the group worked on resolving some of these issues. By the end of the meeting enough of those who originally cast a “No” vote indicated likely support for a second “Yes with Comments” ballot to begin on Thursday August 16. Thus, the ballot will move to the next phase as “Yes with Comments” heading into a Resolution Meeting on August 29. At that meeting, if Open XML gets 10 supporting votes, the US position on Open XML will be “Yes with Comments.” If it does not get the 10 needed votes, the EB is being asked to consider “Abstain with Comments” as its fall-back position. At this point, it seems a “No with Comments” is off the table.

Hà Lan bỏ phiếu trắng

Theo: http://www.noooxml.org/forum/t-16678/netherlands-will-abstain-under-microsoft-veto

Tin được đưa lên Internet ngày 18/08/2007

Hà Lan sẽ bỏ phiếu trắng về OOXML, khi mà Microsoft dường như là hãng duy nhất trong uỷ ban kỹ thuật không ủng hộ một chấp thuận có điều kiện (Không với các bình luận). Hiệp hội Internet Hà Lan cũng kêu gọi một thay đổi đối với qui trình của ISO, để trở nên có sức đề kháng lớn hơn đối với các tiêu chuẩn gây tranh cãi như thế này “để ISO duy trì được một cách thích đáng”.

Netherlands will abstain on OOXML, since Microsoft seemed to be the only one in the technical committee to do not support a conditional approval (No with comments). The Internet Society Netherlands is also calling for a reform of the ISO process, to be more resistant to such controversial standards, "in order for ISO to maintain relevant".

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Friday, August 24, 2007

Balan chống lại MSOOXML

Poland Against MSOOXML

Theo: http://www.solidoffice.com/archives/614

Bài được đưa lên Internet ngày 21/08/2007

Tôi ghét việc cứ phải viết về Microsoft, khi hãng này đang toàn làm những thứ không hay ho nữa (theo nghĩa tích cực). Tuy nhiên, sự hận thù của họ chống lại ODF có một ảnh hưởng to lớn đối với các định dạng dữ liệu và việc tiêu chuẩn hoá của họ trên khắp thế giới. Cho tới nay, Microsoft đã làm chậm lại niềm vui chiến thắng của ODF, nhưng nó sẽ không và có thể sẽ không có khả năng ngăn chặn được điều không thể nào tránh được.

Về chủ đề này, một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia khác có thể sẽ bỏ phiếu chống lại việc tiêu chuẩn hoá của OOXML: Balan. PolishLinux.org thông báo một uỷ ban kỹ thuật đã biểu quyết với 80% chống lại việc chấp thuận MSOOXML như một tiêu chuẩn.

Điều đó không bao giờ là đơn giản, và trên thực tế, uỷ ban gốc ban đầu thực hiện việc biểu quyết này đã bị giảm vai trò xuống chỉ còn là nhà tư vấn. Nay có một uỷ ban khác sẽ thực hiện quyết định cuối cùng. Hãy hy vọng họ bước tiếp uỷ ban đầu!

I hate to keep writing about Microsoft, since the company is just not doing anything very interesting (in a positive sense) anymore. However, their vendetta against ODF does have a big impact on open data formats and their standardization around the world. So far, MS has delayed ODF’s triumph, but it has not and probably will not be able to stop the inevitable.

On that topic, another national standards body will probably be voting against OOXML standardization: Poland. PolishLinux.org announces a technical committee has voted by 80% against accepting MSOOXML as a standard.

It’s never quite this simple, and in fact, the original committee that produced this vote had been reduced to an advisory role. Now it’s on to another committee to make the final decision. Let’s hope they follow the first!

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Tạp chí Maximum PC gợi ý bạn thử Ubuntu

Maximum PC Suggests You Try Ubuntu

Theo: http://www.solidoffice.com/archives/597

Bài được đưa lên Internet ngày 10/08/2007

Con tàu Ubuntu giữ tốc độ như khi bắt đầu giành được những người điều khiển từ thế giới dòng máy tính chính thống.

Chúng ta tất cả đều biết về việc Dell bán các máy tính cài sẵn hệ điều hành Ubuntu, và gần đây việc mở rộng mà nó đưa ra cho các khách hàng tại châu Âu. Chúng ta đã thấy sự nổi lên của các cửa hàng nhỏ máy tính cá nhân PC chỉ bán toàn các máy tính cài sẵn Ubuntu (ZaReason và System76), và chúng ta cũng nhận thức được những tin tức báo chí tốt lành mà Ubuntu tiếp tục nhận được từ các nguồn trên khắp toàn cầu.

Trên mặt trận đó, một trong những tin như vậy gần đây đến từ tạp chí Maximum PC, viết rằng “Vì sao (hầu hết) tất cả mọi người phải thử Ubuntu”.

Đây là một thứ tốt, và tóm tắt lại một số những nguyên nhân chủ yếu vì sao việc sử dụng Ubuntu là một ý tưởng tốt: “Lý do để chọn Ubuntu có 2 loại: tính thực tiễn ngay lập tức và khả năng trụ vững được dài lâu”. Đối với tính thực tiễn chắc chắn, Ubuntu là một thứ không làm đau đầu. Nó cài đặt trong vài phút, nhận biết được hầu hết các phần cứng ngay lập tức, dấu đi gốc root đối với những người không có phận sự với nó, và được thiết lập cấu hình sẵn để bạn có thể làm việc được ngay lập tức. Đối với khả năng trụ vững được dài lâu, Ubuntu đưa ra một liên minh được thiết lập tốt các nhà lập trình phát triển, sự tăng trưởng nhanh chóng các nhà cung cấp OEM, và – quan trọng hơn cả – một cộng đồng đông đảo người sử dụng khắp toàn cầu”.

The Ubuntu train keeps gaining speed as it starts to gain riders from the world of mainstream computing.

We all know about Dell selling Ubuntu systems, and recently expanding that offer to European customers. We’ve seen the emergence of small PC shops that specialize in selling pure Ubuntu systems (ZaReason and System76), and we have been aware of the good press Ubuntu continues to receive from sources all around the world.

On that front, one of the most recent comes from Maximum PC magazine, writing “Why (almost) Everyone Should Try Ubuntu.”

It’s a good piece, and summarizes some of the major reasons why using Ubuntu is a good idea: “The arguments for choosing Ubuntu fall into two categories: immediate practicality and long-term viability. For sheer practicality, Ubuntu is a no-brainer. It installs in minutes, recognizes most hardware immediately, hides root from those who have no business messing with it, and comes pre-configured to let you get to work right away. For long-term viability, Ubuntu offers a well established coalition of developers, rapid growth among OEM vendors, and – most importantly – a massive base of users around the world.”

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Thursday, August 23, 2007

Jordan lobby hộ Microsoft?

Cơ quan tiêu chuẩn của Jordan nhân danh Microsoft vận động hành lang?

Jordan Standards Body lobbying on behalf of Microsoft?

Theo: http://www.noooxml.org/forum/t-16676/jordan-standards-body-lobbying-on-behalf-of-microsoft

Bài được đưa lên Internet ngày 18/08/2007

Con tàu tham nhũng đã đạt tới đỉnh điểm với việc Viện Tiêu chuẩn và Đo lường Jordan (JISM) đang vận động hành lang nhân danh Microsoft. Họ đã gửi một thư điện tử cho tất cả các thành viên nhóm P của ISO yêu cầu khẩn cấp hỗ trợ OOXML, cùng vài thông tin tới trực tiếp từ Microsoft với “nguồn mở hỗ trợ OOXML” của họ. Một thành viên của uỷ ban kỹ thuật Litva nghi ngờ về khả năng này của các chuyên gia Jordan. Jordan không có một uỷ ban kỹ thuật, chỉ có một tổ chức công nghiệp là tư vấn trong đó Microsoft là một thành viên.

The corruption train has reached a summit with the Jordan Institution for Standards and Metrology (JISM) lobbying on behalf of Microsoft. They have sent an email to all ISO P-members asking them to urgently support OOXML, with some information coming directly from Microsoft with their "open source supports ooxml". A member of the Lithuanian technical committee is nevertheless raising doubt on the competence of the Jordan experts. Jordan does not has a technical committee, only an industry organisation as advisor where Microsoft is a member.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Máy tính để bàn Linux ở Ấn Độ

SS “Becoming Visible” on Desktops in India

Phần mềm tự do nguồn mở “Hiện lên trông thấy” trên các máy tính để bàn ở Ấn Độ

FOSS “Becoming Visible” on Desktops in India

Theo: http://www.solidoffice.com/

Bài được đưa lên Internet ngày 03/08/2007

Nhờ Tamil Nadu đang triển khai 40,000 máy tính để bàn Linux, Linux đang “hiện lên trông thấy trên các máy tính để bàn” tại quốc gia này, tờ Business Standard viết.

Đã xong một nửa, nhưng chưa phải là triển khai lớn nhất tại Ấn Độ:

“Novell cùng với Tập đoàn Điện tử của Tamil Nadu – ELCOT đang cài đặt SuSE Linux trên khoảng 40,000 máy tính để bàn trong toàn bang. Hơn 50% trong tổng giá trị 2 tỷ Ringits của dự án này đã được hoàn thành, theo C Umashankar, giám đốc điều hành của ELCOT”.

“Đây là triển khai lớn thứ 2 về Linux trên máy tính để bàn – cái lớn nhất là khoảng 60,000 máy tính để bàn ở LIC của Ấn Độ bởi Red Hat, mà nó được đánh giá là phải triển khai trên 200,000 cài đặt hệ điều hành cho máy tính để bàn. Ngân hàng Canara cũng có khoảng 10,000 máy tính để bàn chạy hệ điều hành Linux”.

Một biểu đồ trong bài báo trên liệt kê 7 vụ chuyển đổi khác nhau sang Linux với tổng số 140,000 máy tính cá nhân trên toàn Ấn Độ. Tôi đã có những con số này từ trước đó.

Thanks to Tamil Nadu’s ongoing rollout of 40,000 desktop Linux boxes, Linux is “becoming visible on desktops” in the country, writes the Business Standard.

It’s already half complete, but it is not nearly the largest rollout in India:

“Novell along with the Electronics Corporation of Tamil Nadu (ELCOT) is installing Suse Linux in around 40,000 desktops in the entire state. Over 50 per cent of the estimated Rs 200 crore project has already been completed, according to C Umashankar, managing director, ELCOT.

“This is the second largest implementation of Linux on the desktop – the biggest one being that of around 60,000 desktops in LIC of India by Red Hat, which is estimated to have implemented over 200,000 desktop OS installations. Canara Bank too has around 10,000 Linux OS desktops.”

A chart in the above article lists 7 different Linux migrations totaling 140,000 PCs across India. I’ve covered a number of these before.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Wednesday, August 22, 2007

ODF và MSOOXML trên Web

ODF vs MSOOXML on the Web

Theo: http://www.solidoffice.com/archives/612

Bài được đưa lên Internet ngày 20/08/2007

Những thứ dưới đây không là khoa học, nhưng là là cách đo ước lượng việc sử dụng hiện nay một cách tương đối các định dạng tệp trong cuộc tranh cãi toàn cầu đang diễn ra. Dựa trên số lượng các tệp ODF đối nghịch với OOXML có sẵn trên web, thì ODF là đang dẫn trước trong cuộc cạnh tranh, Ben Langhinrichs viết.

“Trong 8 tháng kể từ khi Office 2007 được tung ra công chúng (10 tháng kể từ khi tung ra cho các khách hàng chuyên nghiệp) có dưới 2,000 tài liệu văn phòng của định dạng này được đưa lên web. Trong 3 tháng, hơn 13,400 tài liệu định dạng ODF đã được đưa lên web, trong khi chỉ có 1,329 tài liệu định dạng OOXML được đưa lên. Thật khó để xoay 10 lần số các tài liệu ODF lớn hơn được đưa lên so với số các tài liệu OOXML, đặc biệt khi 451 (34%) trong số các tài liệu mới đó là đã được đưa lên Microsoft.com. Đó không phải là những gì tôi có thể gọi là sức lôi cuốn tốt đối với bộ phần mềm văn phòng có ưu thế áp đảo”.

“Và tất cả những điều này là trước khi IBM đưa ra Notes 8 với các trình soạn thảo văn phòng theo ODF được đưa vào như một thành phần của gói phần mềm đó”. (Việc tung ra này đã bắt đầu từ tuần trước, thế nên hãy cho nó thời gian để đạt được quảng đại quần chúng, và chúng ta sẽ xem tác động bổ sung của nó như thế nào).

Một nửa cuộc chiến là trong nhận thức, vì thế thông tin như thế này có thể giúp gây ảnh hưởng đối với những người còn hoài nghi hướng tới việc thích nghi với ODF, những người có thể sẽ phải từ bỏ vì sự sợ hãi của họ theo với thói quen ở các cơ quan đối với nhà dẫn dắt thị trường trước đó.

The following is not scientific, but it is a way to roughly gauge the current relative usage of file formats in the ongoing global contest. Based on the number of ODF versus MSOOXML files available on the web, ODF is steamrolling the competition, writes Ben Langhinrichs.

“In eight months since Office 2007 was released to the general public (10 months since release to enterprise customers), there are under 2,000 of these office documents posted on the web. In three months, 13,400 more ODF documents have been added to the web, with only 1,329 OOXML documents added. It is hard to spin ten times as many ODF documents added as OOXML documents, especially as 451 (34%) of those new documents were added on Microsoft.com. That isn’t what I would call good traction for the overwhelmingly dominant office suite.”

“And all of this before IBM rolls out Notes 8 with the ODF productivity editors included as part of the package.” (That rollout started last week, so give it time to reach critical mass, and we’ll see what additional impact it has had.)

Half the fight is in perception, so information like this can help to sway fence-sitters and skeptics toward adopting ODF, who might otherwise have given up due to their fear of institutionalized momentum for the previous market leader.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Tuesday, August 21, 2007

Tôi là nạn nhân của OOXML (tiếp)

Tôi là nạn nhân của OOXMLLời tựa: Vì bài quá dài và vẫn còn các ý kiến đóng góp tiếp nên xin được mở sang một bài mới để tiện theo dõi.

-------------

Vũ Đỗ Quỳnh, 20/08/2007

Theo tôi, đại diện của Việt Nam không nên bỏ phiếu "Yes, with comments" bởi vì, như anh Nghĩa đã trình bày trong trang blog của anh, bầu như thế này có nghĩa là VN chấp nhận OOXML thành một chuẩn ISO thứ 2 (sau chuẩn ISO ODF) về các định dạng tài liệu văn phòng.

Nếu OOXML được công nhận là chuẩn ISO, song song với chuẩn ISO ODF mà đã được công nhận năm 2006, thì Microsoft sẽ có cơ hội (lý do) để tập trung vào định dạng chuẩn OOXML và không hỗ trợ chuẩn ODF như hiện nay.

Còn nếu OOXML không được công nhận là một chuẩn ISO, rất có thể Microsoft sẽ phải hỗ trợ chuẩn ODF trong các sản phẩm Office của họ.

Rõ rằng, độc lập với việc người thích dùng MS Office hay không, thì việc chấp nhận duy nhất một chuẩn ISO về đinh dạng tài liệu là ODF sẽ thuận lợi cho mọi người (kẻ cả những người dùng MS Office 2007) hơn là có 2 chuẩn ISO song song với nhau (nếu OOXML qua được bầu cử ISO sắp tới).

Vậy nên vận động TCVN đi bầu "No, with comments" hoặc bỏ phiếu trắng.

Có rất nhiều lý do chính đáng để bầu "No" hoặc bỏ "phiếu trắng", ví dụ như là chính sự mô tả của OOXML quá dài và phức tạp (6.000 trang), cho nên không thể đọc và nhận xét một cách nghiêm túc trong một hời gian ngắn (từ đây đến ngày 02/09/2007).

Các lý do kỹ thuật hơn có thể căn cứ vào trang: http://www.noooxml.org/petition mà anh Nghĩa đã dịch sang tiếng Việt trên blog của anh.

-------------

Nguyễn Hồng Quang, nguyen.hong.quang@auf.org, 20/08/2007

Theo thông tin tôi lĩnh hội được ở cuộc Hội thảo hôm thứ năm tuần trước ở Melia thì lần bỏ phiếu hôm 02/09 tới cho việc thông qua OOXML được trở thành FDIS (Final Draft International Standard) của ISO, tất cả các thành viên chính thức của ISO đều được quyền bỏ phiếu, chứ không phải chỉ có các thành viên P như một số anh chị phát biểu. Việt Nam là một thành viên chính thức của ISO nên cũng được bỏ phiếu bình đẳng như các thành viên khác. OOXML do đã được ECMA thông qua nên họ được quyền chuyển thẳng lên DIS và yêu cầu thủ thục chấp nhận nhanh (trong 6 tháng cho 6000+ trang đặc tả).

Đây có thể nói là một tiểu xảo rất tinh vi của M$. Họ đã tìm ra được một cửa lách “đẹp” nhờ sự tin tưởng của ISO với ECMA. Họ muốn được OOXML được thông qua càng nhanh càng tốt vì họ lo sợ sự chấp thuận rộng rãi của ODF (đã được ISO thông qua năm 2006) trong các nước, nghĩa là chấp thuận sự lên ngôi chính thức của OpenOffice, nghĩa là M$ Office mất vị trí độc tôn (Họ thừa hiểu rằng nếu OOXML phải đi theo con đường như ODF đã trải qua thì sẽ phải mất hàng năm. Họ đã cố tình đưa ra một đặc tả vô cùng phức tạp để không ai có thể hiểu hết trong một khoảng thời gian ngắn, và sử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ và chuyên nghiệp, vị trí độc tôn hiện thời và đặc biệt, sức mạnh tài chính trong lobby, để thuyết phục chính phủ các nước thành viên ISO, trong đó có Việt Nam, chấp thuận “Yes, with comment” cho OOXML. Tôi nghĩ rằng điều này mọi người có trách nhiệm và có kiến thức ít nhiều về CNTT đều có thể hiểu, ít nhất là trong thâm tâm.

Ngoài ra, nếu ai đó cho dù không biết gì về thủ tục và các bước bỏ phiếu của ISO cũng có thể suy diễn một cách đơn giản rằng: nếu Việt Nam không được bỏ phiếu thì hà cớ làm sao mà M$ Việt Nam lại tự dưng đứng ra xin chi phí một cuộc hội thảo khá rầm rộ và tốn kém để kêu gọi giới CNTT Việt nam ủng hộ OOXML.

-------------

Tôi là nạn nhân của OOXML

David Tremblay, david@roy-tremblay.net, 20/08/2007

Hãy để tôi đoán

a) Chúng ta ở Hà Nội

b) Hà Nội là ở Việt Nam

c) Hầu hết những người làm công nghệ thông tin tại Hà Nội là người Việt Nam

d) Người Việt Nam nói tiếng Việt Nam với những người Việt Nam khác

e) Hoàn toàn bình thường

NHƯNG

Thực sự không cần có hơn một tiêu chuẩn, Microsoft vẫn đang cố trở thành “to hơn” trong công việc kinh doanh của riêng họ mà nó là không thể cũng không thể tồn tại, không ai muốn một công ty lại lớn hơn so với khu vực của nó.

Đối với những ai lo lắng vì họ yêu thích hãng Microsoft, có thể chấp nhận được nó, họ đang và sẽ, và tôi sẽ không kêu khóc cho họ, họ sẽ vượt qua được.

Họ phải bỏ tiền cho các sản phẩm của họ thay vì hối lộ các uỷ ban, vista cần nó.

Let me guess

a) we are in Hanoi

b) Hanoi is in Vietnam

c) most IT people in hanoi are vietnamese

d) vietnamese people speak vietnamese with other vietnamese people

e) Perfectly normal

BUT

What is not is the need to have more than one standard, Microsoft is still trying to become "bigger" than its own business which is nor possible nor something that should to exist, no one wants a company bigger than its sector.

For those who worry because they like Microsoft corp, it can adapt, they are and they will, I'm not crying for them, they will survive.

They should spend money on their products instead of bribing comitees, vista need it.

-------------

Nguyễn Hồng Quang, 21/08/2007

Tôi rất ủng hộ sáng kiến của anh Công. Chỉ hiềm một nỗi thời gian gấp quá, không hiểu các cơ quan có thẩm quyền và các Hiệp hội là những tổ chức chính thức đại diện cho Cộng đồng CNTT và NSD Việt nam có sốt sắng tổ chức hay không. Chúng tôi ở IFI-AUF không có điều kiện tài trợ hay tặng quà như M$ Việt nam trong buổi "vận động ủng hộ OOXML" của họ hôm thứ năm tuần trước, song nếu cộng đồng cần chỗ họp, chúng tôi có thể cho mượn Hội trường 200 chỗ ngồi có điều hoà, loa, ampli và video projector, cả ngày miễn phí.

-------------

Cuộc chiến toàn cầu về định dạng tài liệu văn phòng


Tài liệu văn phòng được tạo ra, lưu trữ và trao đổi trong công việc hàng ngày của mọi khu vực kinh tế như nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhiều năm qua, toàn thế giới đã và đang sử dụng các bộ phần mềm văn phòng để làm việc này, trong đó bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office chiếm thị phần gần như tuyệt đối. Địa vị thống trị độc quyền của Microsoft được thực hiện thông qua một hệ thống chính sách về giấy phép bản quyền sử dụng phần mềm với giá cắt cổ mà ngay cả các quốc gia phát triển cũng không chấp nhận nổi.

Địa vị thống trị này hiện đang bị lung lay bởi định dạng tài liệu mở – ODF, một định dạng đã được giới công nghiệp trên thế giới đồng thuận triển khai và được một tổ chức tiêu chuẩn có uy tín là OASIS (Organization for the Advancement of Structured Information Standards) duy trì và phát triển từ 6 năm nay và đã được Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO công nhận là một tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 26300:2006 vào tháng 11/2006.

ODF là hoàn toàn mở, có sẵn, trung lập và không phụ thuộc vào nhà cung cấp nào. Nó làm cho các tài liệu văn phòng có thể mở được, trao đổi được và lưu trữ được trong mọi bộ phần mềm văn phòng khác nhau mà không bị phụ thuộc vào bộ phần mềm văn phòng nào sinh ra các tài liệu đó. Nó kích thích sự cạnh tranh và đổi mới. Và điều này đương nhiên không phải là mong muốn của Microsoft.

Cuộc chiến bắt đầu từ việc Microsoft cũng đưa ra một định dạng OOXML riêng của mình và nhanh chóng được Hội các nhà sản xuất máy tính – ECMA (European Computer Manufacturers Association) thông qua ngày 07/12/2006 rồi Microsoft sau đó đệ trình lên ISO để mong được thông qua như một tiêu chuẩn quốc tế ISO vào cuối tháng 12/2006. Tháng 02/2007 một hội đồng của ISO với 20 quốc gia đã không chấp nhận việc này và Microsoft buộc phải chờ cho tới ngày 02/09/2007 để được ISO đánh giá lại theo một qui trình nhanh (fast track).

Chiêu bài “Phần mềm tự do nguồn mở vi phạm 235 bằng sáng chế của Microsoft” đã không đe doạ nổi các hãng hỗ trợ phần mềm tự do nguồn mở lớn như Red Hat, Canonical hay Mandriva, mà ngược lại nó bị các hãng này thẳng thừng từ chối và nó chỉ làm cho chân tướng bảo vệ lợi ích độc quyền không vì người tiêu dùng của Microsoft càng lộ rõ hơn bao giờ hết với toàn thế giới.

Hiện đã có tới hơn 30 ứng dụng khác nhau, kể cả các ứng dụng thương mại lẫn tự do nguồn mở trên thế giới sử dụng định dạng ODF, trong khi định dạng OOXML chỉ một mình Microsoft có và không thể làm việc toàn phần được với bất kỳ sản phẩm nào khác, nó khoá trói mọi người sử dụng vào chỉ Microsoft.

Cho tới nay có hàng loạt chính phủ đã công nhận ODF là tiêu chuẩn quốc gia của mình như Mỹ, Bỉ, Pháp, Phần Lan, Ý, Nauy, Nhật, Trung Quốc, Malaysia, Đan Mạch và một số khác đang có xu hướng như vậy như Đức, Brazil, Croatia, Balan, Thái Lan... Ngay tại Mỹ hàng loạt các bang cũng đòi công nhận ODF như Massachusetts, Minnoseta và New York.

Có thể nói, chưa bao giờ trong lịch sử mà làn sóng các chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới đấu tranh để phản đối OOXML lại rộng khắp và khốc liệt như bây giờ. Có tới 124 quốc gia tham gia cuộc bỏ phiếu lần này tại ISO đối với OOXML.

Cũng chưa bao giờ trong lịch sử mà làn sóng chuyển đổi sang sử dụng hệ điều hành nguồn mở Linux (đương nhiên sẽ chạy cùng với bộ phần mềm văn phòng nguồn mở như OpenOffice) lại mạnh mẽ và rộng khắp như bây giờ, khi mà 2 trong số 5 hãng cung cấp máy tính hàng đầu thế giới là Dell và Lenovo đã và đang gặt hái những thành công và mở rộng thị trường của họ với các máy tính cá nhân cả để bàn lẫn xách tay cài đặt sẵn các hệ điều hành Linux, cùng với các chương trình máy tính giá rẻ chạy hệ điều hành Linux như “Mỗi đứa trẻ một máy tính xách tay” – OLPC do Nicholas Negroponte khởi xướng, Classmate PC của Intel, Mobilis của Ấn độ, ASUS... Bên cạnh đó còn là xu hướng một số hãng cung cấp máy tính khác đưa ra các mẫu máy tính cá nhân dù vẫn chạy hệ điều hành Windows nhưng cài đặt sẵn bộ phần mềm văn phòng nguồn mở OpenOffice và các phần mềm tự do nguồn mở khác. Tất cả những động thái đó đang làm thay đổi nhanh chóng bức tranh của thị trường hệ điều hành và phần mềm ứng dụng văn phòng cho máy tính cá nhân mà trước kia hầu như chỉ dành cho một mình Microsoft.

Vì những lý do trên nên thật dễ hiểu vì sao Microsoft lại vội vàng và bằng mọi giá đến thế nào trong việc thúc giục ISO cùng các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia giải quyết OOXML theo một qui trình chuẩn hoá nhanh cho dù đặc tả kỹ thuật của OOXML còn vô số các lỗi kỹ thuật với hơn 6000 trang đã được các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới bình luận trong thời gian qua.

Cho dù phán quyết của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO vào ngày 02/09/2007 sắp tới đối với OOXML có là thế nào đi chăng nữa thì cuộc nổi dậy đồng khắp này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra một thời kỳ mới có lợi đối với thế giới phần mềm tự do nguồn mở, đặc biệt có lợi cho các quốc gia đang phát triển, cho những người sử dụng thuộc mọi tầng lớp ở mọi quốc gia và sự suy giảm ảnh hưởng độc quyền của Microsoft trên lãnh địa máy tính cá nhân trên phạm vi toàn cầu. Cuộc nổi dậy này có ảnh hưởng rất lớn trong giải quyết vấn đề phân cách số, phân cách giàu nghèo của thế giới ngày nay trong kỷ nguyên thông tin.

Trần Lê

Shuttleworth và Ars đặt vấn đề về các lựa chọn của MS OOXML

Shuttleworth and Ars Question MSOOXML

Theo: http://www.solidoffice.com/archives/609

Bài được đưa lên Internet ngày 14/08/2007

Hai hãng lớn đã lưu ý MS OOXML hiện đang tranh đấu trên sàn diễn của nó để ISO chấp thuận.

Ryan Paul của Ars Technica, nói rằng MS OOXML có thể không thành công theo qui trình nhanh khi Microsoft thiếu mất 1 lá phiếu theo qui trình tiêu chuẩn hoá nhanh của ISO về OOXML:

“Các thành viên ban điều hành của Uỷ ban Quốc tế về các Tiêu chuẩn Công nghệ Thông tin – INCITS (International Committee for Information Technology Standards), tổ chức đại diện cho nước Mỹ trong sự suy xét thận trọng việc chuẩn hoá của ISO, vừa qua đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu nội bộ để xác định quan điểm mà nước Mỹ có thể sẽ theo về yêu cầu của Microsoft đối với việc thông qua OOXML. Với 8 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 1 phiếu trắng, nhóm còn thiếu 1 phiếu để đạt 9 phiếu theo yêu cầu để chấp thuận sự tiêu chuẩn hoá của ISO đối với OOXML”.

Trên blog cá nhân của mình, Mark Shuttleworth hoài nghi việc liệu có một sự đồng thuận đang gia tăng có lợi cho một tiêu chuẩn định dạng tài liệu thống nhất hay không?

“Còn quá sớm để nói chắc chắn, nhưng có những biểu hiện rất đáng khích lệ rằng các cơ quan tiêu chuẩn trên thế giới sẽ bỏ phiếu có lợi cho một tiêu chuẩn định dạng tài liệu thống nhất duy nhất của ISO... Trong những diễn biến mới nhất, các uỷ ban tiêu chuẩn ở Nam Phi và Mỹ cùng nói rằng họ sẽ biểu quyết chống lại 2 tiêu chuẩn và vì thế vấn đề là kêu gọi một cách mạnh mẽ cho sự thống nhất và một tiêu chuẩn chung mở và hợp lý cho các tài liệu nghiệp vụ trong xử lý văn bản, bảng tính và trình diễn”.

Two industry heavyweights have noticed MSOOXML is now struggling in its cakewalk to ISO approval.

Ryan Paul, for Ars Technica, reports that MS OOXML might not succeed in the fast-track process in Microsoft one vote short of fast-track OOXML ISO standardization:

“Executive board members of the International Committee for Information Technology Standards (INCITS), the organization that represents the United States in ISO standardization deliberations, recently held an internal poll to determine the position that the United States should take on Microsoft’s request for Office Open XML (OOXML) approval. With eight votes in favor, seven against, and one abstention, the group was one vote short of the nine votes required for approving OOXML ISO standardization.”

In his personal blog, Mark Shuttleworth wonders if there is an Emerging consensus in favour of a unified document format standard?

“It’s too early to say for certain, but there are very encouraging signs that the world’s standards bodies will vote in favour of a single unified ISO (”International Standards Organisation”) document format standard… In the latest developments, standards committees in South Africa and the United States have both said they will vote against a second standard and thereby issue a strong call for unity and a sensible, open, common standard for business documents in word processing, spreadsheets and presentations.”

Shuttleworth identifies three highly compelling arguments that the world implement one, single standard:

Shuttleworth xác định 3 lý do có tính thuyết phục cao mà chúng có thể triển khai một tiêu chuẩn duy nhất:

1. Đây không phải là một cuộc bỏ phiếu “tán thành hay chống lại Microsoft”

2. Sự đồng thuận mở dựa trên các tiêu chuẩn tài liệu thực sự làm việc tốt – như với HTML

3. ODF là một tiêu chuẩn quan trọng mà nó có thể một ngày nào đó có nghĩa như HTML. Những nỗ lựa hiện hành để làm chệch hướng nó đang tới từ một nguồn mà nó xem việc này như một mối đe doạ cho sự độc quyền của nó – nhưng bất cứ cảm tưởng của bạn là gì đối với công ty đó, mỗi người sẽ được phục vụ tốt hơn về lâu về dài bằng việc xây dựng hạ tầng tốt nhất ngày hôm nay. Và hạ tầng số đó là ODF, không phải là MSOOXML.

  1. This is not a vote “for or against Microsoft”

  2. Open, consensus based document standards really WORK WELL - consider HTML

  3. A SINGLE standard with many implementations is MUCH more valuable than multiple standards

ODF is an important standard that could one day be as significant as HTML. Current efforts to derail it are coming from one source that sees it as a threat to its monopoly–but whatever your feelings toward that company, everyone is better served in the long term by building the best infrastructure today. And that digital infrastructure is ODF, not MSOOXML.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Monday, August 20, 2007

OOXML Có trở thành tiêu chuẩn định dạng tài liệu ISO?

Lời dẫn: Hiện nay cộng đồng CNTT-TT Việt Nam đang có nhiều ý kiến trao đổi xung quanh vấn đề chuẩn tài liệu (document format). Trong đo đặc biệt sôi động với việc Việt Nam sẽ lựa chọn chuẩn nào trong hai chuẩn tài liệu đã được đưa ra: ODF là chuẩn tài liệu mở đã được ISO- Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế công nhận vào 11/2006 và đã có nhiều quốc gia đã công nhận ODF là chuẩn quốc gia. Gần đây tập đoàn Microssoft đang tích cực vận động để sắp tới ISO bỏ phiếu phê chuẩn OOXML – Đặc tả định dạng tài liệu do Microsoft phát triển- vào đầu tháng 9/2007. Với lá phiếu của mình ,giới CNTT-TT Việt Nam coi đây là một sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến định hướng ứng dụng và phát triển trong xu thế ngành CNTT-TT Việt Nam đang tích cực hội nhập toàn cầu.

----------

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Vừa qua tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đã tổ chức tọa đàm, giới thiệu về đặc tả kỹ thuật OOXML trước khi Việt Nam tham gia bỏ phiếu tại ISO. Theo đó với quyền quan sát của mình Việt nam sẽ có thể bỏ phiếu “Chấp thuận có điều kiện”, “Bác bỏ nhưng có điều kiện” và “Bỏ phiếu trắng”. Định dạng tài liệu được coi là quy định về việc hiển thị, lưu giữ văn bản, bảng tính, slide trình chiếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi, lưu trữ tài liệu dưới dạng dữ liệu số. Hiện nay đặc tả kỹ thuật OOXML đang được sử dụng trong bộ phần mềm văn phòng MS OFFice 2007. Tại buổi tọa đàm các chuyên gia CNTT của Việt Nam đã nêu ra các ý kiến cho rằng OOXML là một đặc tả kỹ thuật chưa hoàn thiện và còn có nhiễu lỗi. Do vậy tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần cân nhắc kỹ khi sử dụng quyền bỏ phiếu của mình, và nên lựa chọn phiếu “Bác bỏ nhưng có điều kiện”. Tuy nhiên ông Nguyễn Ái Việt – Thành viên tổ tư vấn chọn mua MS Office cho các cơ quan chính phủ Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông – lại cho rằng nên lựa chọn phiếu chấp thuận có điều kiện. Vấn đề đặt ra là nếu sau khi trở thành chuẩn liệu Micrrosoft có sửa chữa những lỗi trong đặc tả kỹ thuật OOXML và hỗ trợ chuẩn ODF đã ra đời trước đó hay không. Mà kinh nghiệm của bảng mã unicode tổ hợp trong tiếng Việt là một ví dụ điển hình.

Cuộc tọa đàm về giới thiệu đặc tả kỹ thuật OOXML của Microsoft trong khi chờ ISO phê chuẩn do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng phối hợp cùng Microsoft Việt Nam tổ chức, hỗ trợ.

------------

Nội dung đoạn Video được phát vào lúc 21h30 ngày 17/08/2007 trên VTV2 này có thể xem tại địa chỉ: http://www.youtube.com/watch?v=-JFECVcKQUQ

Theo VTV2

------------

PS: Liên quan tới sự kiện này, có thể xem các thông tin theo các đường dẫn sau:

hoặc: http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/08/3B9F94E6/

Các khả năng biểu quyết cho OOXML

Các Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia có thể có một số khả năng biểu quyết đối với OOXML như sau:

1. Tán thành như Được trình bày

2. Tán thành với các Bình luận

3. Bỏ phiếu trắng

4. Bỏ phiếu trắng với các Bình luận

5. Chống với các Bình luận (tán thành có điều kiện)

6. Chống với các Bình luận (“Không, và dứt khoát không!”)

Trong số 6 lựa chọn trên, các lựa chọn 1 và 6 là rất rõ ràng; các lựa chọn có liên quan tới việc bỏ phiếu trắng 3 và 4 cũng dễ hiểu vì đằng nào cũng là bỏ phiếu trắng. Duy chỉ có 2 lựa chọn có thể gây nên sự hiểu lầm là lựa chọn 2 – Tán thành với các Bình luận và lựa chọn 5 – Chống với các bình luận.

Ta hãy xem các quốc gia trên thế giới đánh giá như thế nào về 2 lựa chọn này cùng những gì người ta dự đoán sẽ được nghe, được xem và được chiêm nghiệm trong tương lai:

Theo: http://www.noooxml.org/forum/t-16300/microsoft-trying-to-reinterpret-iso-voting-rules:

Đáng tiếc, như đã được nêu trong cuộc họp về Tiêu chuẩn tại Úc, một lá phiếu “Tán thành với bình luận kỹ thuật” giống như một phiếu “Tán thành với một vé dự lễ Nô En”. Không có giá trị, không có bất kỳ đảm bảo nào đối với các vấn đề nghiêm trọng có trong đặc tả kỹ thuật sẽ được giải quyết bất cứ khi nào.

Unfortunately, as stated in Australia Standards meeting, a vote of "Approval with technical comments" is like an "Approval with a Christmas card". No value, no any warranty that the serious problems that are in the specification will be solved anytime.

-----------

Theo: http://www.consortiuminfo.org/standardsblog/comment.php?mode=view&cid=17906

Ngắn gọn, chúng tôi tin tưởng điều này (“Chống với các Bình luận”) là cách thông thường biểu thị nhu cầu của chúng tôi đối với những thay đổi chắc chắn nào đó phải được thực hiện TRƯỚC KHI tài liệu này (đặc tả kỹ thuật của OOXML) được thừa nhận như một tiêu chuẩn ISO/IEC. (Tất nhiên, những thay đổi được gợi ý này không làm cho tài liệu này tuyệt vời và tôi đoán là nó sẽ cần vài năm để phát hiện ra tất cả các lỗi trong tài liệu hơn 6000 trang này).

In short, we believe this ("Disapprove with Comments, Conditional Approval") is the normal way of expressing our need for certain changes to be made before the document is acceptable as an ISO/IEC standard. (Of course, these suggested changes don't make the document perfect and I'd guess that it will take years to discover all the errors in the 6000+ page document.)

------------

Theo: http://www.sutor.com/newsite/blog-open/

Hoặc, hay là, hãy nghĩ về việc vì sao tiêu chuẩn ISO đang tồn tại ODF là một ý tưởng lớn lao bây giờ và sẽ tiếp tục sẽ là như vậy. Hãy nghĩ về tất cả những tranh cãi về việc vì sao chỉ một tiêu chuẩn tài liệu mở là đáng ưa hơn. Hãy nghĩ về việc vì sao những công bố “chúng tôi cần nhiều tiêu chuẩn tài liệu” nghe nực cười hơn làm sao so với những gì họ đã làm trước đó.

Tôi muốn để lại cho bạn có 2 điều về vấn đề này.

Thứ nhất, khi mọi người bắt đầu thua cuộc về logic hoặc kỹ thuật vì điều gì đó, họ bắt đầu giở trò chơi thủ tục và tìm kiếm các lỗ hổng. Ý định vừa qua để cố kéo mọi người biểu quyết “CÓ với các bình luận” là một ví dụ. Hãy tìm kiếm và quảng cáo những thứ bạn khám phá ra.

Thứ hai, trong giai đoạn tranh cãi chúng ta thấy các tuyên bố như “đừng lo ngại, chúng tôi sẽ quan tâm tới vấn đề đó của OOXML trong 5 THÁNG CỦA GIAI ĐOẠN NHANH”. Nay chúng ta đang nghe thấy “đừng lo ngại, chúng tôi sẽ quan tâm tới các bình luận phản đối của các bạn tại Cuộc họp Quyết định có Biểu quyết – BRM, hãy chỉ biểu quyết CÓ bây giờ thôi”. Còn gợi ý của tôi đối với những gì bạn sẽ nghe sau đó nếu nó có thể vượt qua được là gì? “Đây là một tiêu chuẩn, vì thế chúng tôi không thể thay đổi nó. Xin lỗi”.

Nếu có bất kỳ phiếu CÓ nào vào ngày 02/09, hãy chờ đợi một số lượng lớn khủng khiếp những sự vòng vo từ đám người ủng hộ OOXML về thành công của nó, ngay cả nếu không có các phiếu KHÔNG và cuộc biểu quyết bị thất bại. Tôi còn nghĩ tới khi đó rằng chúng ta cần đưa ra cùng nhau một danh sách các tuyên bố vòng vo như vậy ngay khi chúng ta có danh sách kiểm. Theo bạn nghĩ thì chúng ta sẽ nghe được những gì?

Or, rather, think about why the existing ISO standard ODF is a great idea now and will continue to be so. Think about all those arguments about why a single open document standard is preferable. Think about why those “we need multiple document standards” statements are sounding even more ridiculous than they did before.

I want to leave you with two more points on this.

First, when people start losing the logical or technical fight for something, they start playing procedural games and looking for loopholes. The recent attempt to try to get people to vote “YES with comments” is an example. Look for and publicize others that you discover.

Second, during the Contradiction Period we saw statements like “don’t worry, we’ll take care of that OOXML issue in the Five Month Fast Track Period.” Now we’re hearing “don’t worry, we’ll take care of your negative comments in the Ballot Resolution Meeting, just vote YES now.” My guess for what you’ll hear later if it possibly passes? “It’s a standard, so we can’t change it. Sorry.”

If there are any YES votes on September 2, expect a tremendous amount of spin from the pro-OOXML folks about its success, even if there are more NO votes and the ballot is defeated. I’ve been thinking that we need to put together a list of such spin statements just so we have a checklist. What do you think we’ll hear?

Dịch và tổng hợp tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com