Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!

Friday, July 13, 2007

Thư từ Pháp

Lời tựa: Từ “Diễn đàn thế giới về phần mềm tự do nguồn mở”, chị Nguyễn Thuý Nhi, cán bộ của Bộ Khoa học Công nghệ, đã có những nội dung chia sẻ với cộng đồng nguồn mở Việt Nam. Nội dung như sau:

Nhi đang dự Diễn đàn thế giới về phần mềm nguồn mở (PMNM) tại Amiens (Pháp) từ 3 ngày nay. Cộng đồng PMNM trên thế giới đã có những bước tiến dài trong phát triển và ứng dụng. Có đủ mặt các anh tài về PMNM ở đây. Nhìn lại nước mình mà thấy buồn quá: chúng ta chỉ nói giỏi thôi chứ làm đã được bao nhiêu đâu. Thấy Quyết định của Thủ tướng (TT) mình “vĩ đại”, thế giới họ nể quá, mà mình thì cảm thấy ngượng. Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới Chính phủ ký hợp đồng mua bản quyền của Microsoft đấy. Vĩ đại thật.

Nếu ai quan tâm, theo dõi thông tin của Diễn đàn tại:

http://www.rmll.info/

Thân ái chào tất cả các anh chị

Nhi


Thursday, July 12, 2007

Nội dung cầu truyền hình với Mark Shutteleworth chiều 06/07/2007

This page is to collect information about the Video conference with Mark Shuttleworth

Theo: http://www.hanoilug.org/dokuwiki/mark_shuttleworth

Cầu truyền hình (VC) đã bắt đầu giữa Trung tâm Đào tạo và Phát triển của TP. Hồ Chí Minh – HDLC (Ho Chi Minh City Development and Learning Center), một thành viên của mạng Trung tâm Đào tạo và Phát triển Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới – GDLC (World Bank’s Global Development & Learning Center’s network) tại 178 đường Nam kỳ khởi nghĩa, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (HCMC) và Mark Shutteleworth tại tổng hành dinh của hãng Canonical tại Luân Đôn vào lúc 15h00 (GMT+7) vào chiều thứ sáu ngày 06/07/2007. Đầu cầu Hà Nội VDIC được kết nối với VC muộn hơn một chút. Chất lượng âm thanh và hình ảnh giữa HDLC và Luân Đôn rất tốt trong khi chất lượng giữa HDLC chất lượng hình ảnh giữa HDLC và VDIC là kém hơn.

The video conference (VC) started between HDLC (Ho Chi Minh City Development and Learning Center, a member of the World Bank’s Global Development & Learning Center’s network - GDLC), located at 178 Nam Ky Khoi Nghia - District 1 of Ho Chi Minh City (HCMC), and Mark Shutteleworth at Canonical’s headquarters in London at 3 pm (GMT+7) on Friday July 6th, 2007. The Hanoi’s VDIC joined the VC a little bit later. The quality of video and audio between HDLC and London was very good while the video quality between HDLC and VDIC was rather poor.

Có thể nhìn thấy Mark ngồi tại bàn làm việc, trong một phòng hội thảo, với 1 máy tính để bàn với logo của Ubuntu gắn trên nắp máy. Khi làm việc Mark chờ các câu hỏi. Trong khi chờ đợi kết nối với Hà Nội, chúng tôi có một giới thiệu ngắn gọn những người tham dự VC ở HCMC: Tiến sĩ Hoàng Lê Minh (Phó Giám đốc Sở Bưu chính Viễn thông HCMC, anh Hiền (làm tại một công ty phần mềm tự do nguồn mở được 1 năm tuổi) và anh Vũ Đỗ Quỳnh (Viện Tin học Pháp Ngữ).

Mark could be seen sitting at a working table, in a conference room, with a laptop on the cover of which the Ubuntu’s logo was sticked on. While working he was waiting for our questions. Waiting for Hanoi to join in, we had a brief presentation of people presiding the VC in HCMC : Dr. Hoang Le Minh (Vice-director of Service of Post & Telecommunciations of HCMC), M. Hien (FOSS company operating for 1 year) and Vu Do Quynh (Agence universitaire de la Francophonie).

Trong khi chờ kết nối với Hà Nội, Mark đã hỏi có bao nhiêu người (trong số các thính giả) đã làm quen với các phần mềm tự do và về cách hỗ trợ (Linux) cho các phông chữ và gõ bàn phím tiếng Việt (trong tiếng Việt). Hội trường đã có câu trả lời tích cực cho Mark về việc hỗ trợ phông chữ và gõ bàn phím tiếng Việt.

During the time waiting for Hanoi’s VDIC to join, Mark asked about How many people (among the audience) were acquainted with free softwares and about How was the support (in Linux) for Vietnamese fonts and keyboard typing (in Vietnamese). The audience gave him a positive answer about the Linux’s support for Vietnamese fonts and typing keyboard.

Bên dưới chúng tôi cố gắng dịch các câu trả lời của Mark Shutteleworth một cách chính xác nhất có thể, dựa trên ghi nhanh trong quá trình VC. Các bình luận trong các dấu ngoặc “[...]” là những bình luận của Mark, còn những bình luận trong các dấu “(...)” là những bổ sung của chúng tôi để giúp hiểu hơn những gì Mark nói.

Below we have tried to retranscript the answers of Mark Shuttleworth as accurately as possible, based on written notes taken during the video conference. Comments inside “[...]” are relevant comments of Mark done elsewhere and comments inside parenthesis “(...)” are our addings to help in a better comprehension of what Mark was talking about.

Why is Ubuntu so popular ? Where in the world is it the most popular ?

Vì sao Ubuntu phổ biến? Nơi nào trên thế giới là phổ biến nhất?

Mark’s answer:

Mark trả lời:

Ubuntu nhận thức được linh hồn thực sự của phần mềm tự do;

Ubuntu là kết quả làm việc hợp tác giữa các cá nhân. Nhiều người/nhóm người đã thực hiện phiên bản Ubuntu riêng của mình [Vietnam được khuyến khích làm phiên bản riêng cho mình và sẽ làm điều đó]. Tất cả những thay đổi được thực hiện thông qua các phiên bản khác nhau của Ubuntu đã được chia sẻ với Debian [Ubuntu được dựa trên đó] và dòng chính thống (các phát tán Linux).

Ubuntu realizes the true spirit of free software:

Ubuntu is the result of collaborative work between individuals. Many people/groups have even done their own version of Ubuntu [Vietnam is encouraged to do its own version and shall do so]. All the changes made through the different versions of Ubuntu have been shared with Debian [on which Ubuntu is based] and the mainstream (Linux distributions).

Vì sao Ubuntu lại phổ biến?

Trên thực tế có rất nhiều người đóng góp cho Ubuntu trên toàn thế giới. Có nhiều cách để đóng góp và cộng đồng đang hỗ trợ Ubuntu là rất rộng lớn. [Điều này giải thích sự thành công của Ubuntu: Tính phổ biến của Ubuntu bắt nguồn từ chất lượng được thừa nhận của nó bởi những người sử dụng nó]. Bạn có thể phát triển các gói, bạn có thể dịch, viết tài liệu, .v.v. Mọi người đóng góp cho sự phát triển của Ubuntu có thể chia sẻ với chúng tôi những thay đổi mà họ đã làm sao cho chúng tôi có thể tích hợp chúng vào các phiên bản mới của Ubuntu.

Why is Ubuntu so popular ?

There is in fact a vast number of people who contributes to Ubuntu worldwide. There are many ways to contribute and the community that is supporting Ubuntu is very large. [This explains Ubuntu’s success : The popularity of Ubuntu stems from its quality recognized by the number of people using it]. You can develop packages, you can do translations, you can write documentations, etc. People who contributes in Ubuntu’s development can share with us the changes they have made so that we can incorporate them in newer versions of Ubuntu.

Phần mềm tự do có thể mạnh và chất lượng tốt như mọi nền tảng phần mềm khác. Chúng ta đưa ra tầm quan trọng thực tế về chất lượng của các gói phần mềm. Một lần nữa, ở Ubuntu chúng ta tin tưởng rằng sự hợp tác giữa những người đóng góp để tạo ra các phần mềm có thể làm cho các phần mềm có chất lượng cao hơn so với chỉ một người đóng góp.

Free softwares can be as strong and as good quality as any other software platforms can be. We put a real emphasis on the quality of the software packages. Again, at Ubuntu we believe that collaboration among many contributors in producing softwares can produce better quality softwares than with a single contributor.

Phần mềm tự do phải sẵn sàng một cách tự do. Chúng ta không có vấn đề gì với việc kinh doanh với Ubuntu cùng một lúc. Nhưng, chúng ta nghĩ sẽ không có phí bản quyền nào cho hệ thống của Ubuntu và cho các nâng cấp về an ninh!

Free softwares should be freely available. We have no problems with business offerings at the same time around Ubuntu. But, we think there should be no license fees for the Ubuntu system and for security updates !

Why should we share any changes made back to Ubuntu ?

Vì sao chúng ta phải chia sẽ các thay đổi thực hiện ngược lại cho Ubuntu?

Mark trả lời:

Trong các công cụ được kết hợp với hệ thống Ubuntu có các thoả thuận giấy phép. Bạn không phải biết ơn khi đưa lại cho chúng tôi những thay đổi mà bạn có thể đã làm cho hệ thống, nhưng bạn phải xuất bản chúng, làm cho chúng có sẵn trên Internet, phù hợp với giấy phép mà theo đó các công cụ này được tung ra.

Mark’s answer:

In many tools incorporated with the Ubuntu system there are license agreements. You are not obliged to return to us the changes you may have made to the system, but you must publish them, make them available on the internet, in accordance with the license under which these tools have been released.

Tuy nhiên, nếu bạn đưa lại cho chúng tôi những thay đổi đó, sau đó chúng ta có thể kết hợp chúng vào hệ thống Ubuntu sao cho qui trình nâng cấp sẽ tốt hơn với các thay đổi của bạn được đưa vào trong các phiên bản tiếp sau.

However, if you do return to us your changes, then we might incorporate them in the Ubuntu system so that the upgrading process will be better addressed, with your changes included in following versions.

What about the developing process of Ubuntu ?

Qui trình phát triển của Ubuntu như thế nào?

Mark trả lời:

Hầu hết các hoạt động phát triển thông qua các danh sách thư điện tử [có khoảng 150] và các kênh IRC. Việt Nam được khuyến khích để bắt đầu danh sách thư điện tử của riêng mình. Hai lần trong năm, sẽ có một hội nghị cho những nhà lập trình nơi mà họ có thể thảo luận các bước tiếp theo cho 6 tháng sắp tới.

Mark’s answer:

Most developing activities go through email’s mailing lists [there are about 150 of them] and IRC channels. Vietnam is encouraged to start its own mailing-list. Twice a year, there is a conference for developers where they can discuss the road to follow for the next 6 months.

Can we use the Ubuntu's logo ?

Chúng tôi có thể sử dụng logo của Ubuntu không?

Mark trả lời:

Về cơ bản là được nếu bạn sử dụng logo Ubuntu trong các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên logo Ubuntu tuân thủ giấy phép về nhãn hiệu. Vì thế nếu bạn muốn sử dụng nó trong một môi trường thương mại, bạn phải xem xét tới chính sách về nhãn hiệu của mình.

Mark’s answer:

It is basically all right if you use the Ubuntu logo during community’s activities. However the Ubuntu logo is covered by a trademark license. So if you want to use it in a commercial environment, you must have a look at our trademark policy.

About ODF and ISO standards

Về các tiêu chuẩn ODF và ISO

Mark trả lời:

Năm nay, với việc sắp biểu quyết theo/chống cho OOXML, MS Office Open XML như một tiêu chuẩn ISO, có một cơ hội để mang tới một tiêu chuẩn mở duy nhất của tài liệu đối với các nước bỏ phiếu chống OOXML như một tiêu chuẩn ISO mới. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển của công nghệ thế giới!

Mark’s answer:

This year, with the forthcoming vote for/against the OOXML, MS Office Open XML, as an ISO standard, there is a chance to bring up a single open standard of document by countries voting against OOXML as a new ISO standard. This is very important for the development of the world’s technology!

Ví dụ: Internet làm việc với chỉ một công nghệ tiêu chuẩn duy nhất mà nó là TCP/IP; việc duyệt web từ khắp mọi nơi là có thể thực hiện được nhờ có một tiêu chuẩn duy nhất là HTML.

Chúng ta đã có một tiêu chuẩn tài liệu, là tiêu chuẩn ODF ISO 26300: nó là một tiêu chuẩn mở, dễ dàng đọc, đễ dàng hiểu và triển khai.

Việc chỉ có một tiêu chuẩn sẽ đem lại một vài lợi ích! Đặc biệt nó có thể làm gia tăng cạnh tranh.

Với các công nghệ sắp tới, chúng ta có thể không chạy các ứng dụng trên máy tính nữa, nhưng chúng ta sẽ chạy chúng trên mạng.

For example : the internet works on a single standard technology which is TCP/IP ; the web browsing from everywhere is possible thanks to a single standard : HTML.

We already have one document standard, the ODF standard ISO-26300 : it is an open standard, easy to read, easy to understand and to implement.

Having only one standard brings in several benefits ! Especially it can increase competition.

With coming technologies, we may not run applications on a computer any more, but we are going to run them on the network.

About the ISO voting procedures - How can we know who will vote for and against the introduction of Microsoft OpenXML document format ?

Về các thủ tục biểu quyết của ISO – Liệu chúng ta có thể biết ai sẽ bỏ phiếu thuận và chống cho định dạng tài liệu OpenXML của Microsoft?

Đây là một chủ đề rất thú vị, Mark giải thích rằng thông thường có khoảng 40 quốc gia mặc dù có hơn 180 quốc gia có thể bỏ phiếu. Nhưng vì Microsoft đòi hỏi các quốc gia sẽ đi bỏ phiếu chấp nhận OpenXML của Microsoft như một tiêu chuẩn thì chúng ta dự kiến hơn 40 nước.

This was a very interesting topic, Mark explain that normally there’s around 40 voting countries even though there’s more than 180 countries that can vote. But since Microsoft is asking countries to go and vote to adopt Microsoft OpenXML as standard we may expect more than 40 countries.

Mark trả lời:

Nếu 25% nói “Không”, thì đề nghị của OOXML như một tiêu chuẩn sẽ bị từ chối. Nếu ít hơn 2/3 nói “Có” thì đề nghị cũng sẽ bị từ chối. Hoặc, nói một cách khác, nếu 1/3 các phiếu bỏ là “Không” và/hoặc bỏ phiếu trắng, thì OOXML sẽ bị từ chối như một tiêu chuẩn.

Mark’s answer:

If there’s 25% of “NO”, the OOXML proposal as a standard will be rejected. If there are less than 2/3 of “YES” the proposal will be rejected as well. Or, in other words, if 1/3rd of votes are “NO” and/or abstentions, then OOXML will be rejected as a standard.

Tuy nhiên, việc bỏ phiếu chống OOXML không phải là việc chống lại Microsoft! Nó chỉ là việc bỏ phiếu để đảm bảo rằng chỉ có một tiêu chuẩn tài liệu mở chung duy nhất! Không có vấn đề gì nếu Microsoft tạo ra các trình chuyển đổi cho ODF.

Nếu đề nghị của Microsoft bị từ chối thì nó sẽ có một ảnh hưởng buộc Microsoft sử dụng định dạng tài liệu mở ODF.

By the way, voting against OOXML is not voting against Microsoft ! It is only a vote to insure that there will be a common single and open document standard ! There will be no problems for Microsoft to produce converters for ODF.

If the Microsoft’s proposal is rejected it will have an effect to force Microsoft to use the Open Document Format

Why ODF is superior to OOXML ? What are the key characters of a good standard ?

Vì sao ODF là tốt hơn so với OOXML? Những tính năng chủ chốt nào của một tiêu chuẩn tốt?

Mark trả lời:

Tính năng chủ chốt của một tiêu chuẩn tốt là nó dễ dàng được triển khai! Không may, tiêu chuẩn đuợc đệ trình OOXML không qua được thử nghiệm này. Trên thực tế, rất không chắc chắn rằng có công ty nào có thể triển khai được (một cách toàn phần) tiêu chuẩn OOXML.

Mark’s answer:

The key character of a good standard is that it is easy to implement ! Unfortunately, the OOXML proposed standard does not pass this test. In fact, it is very unlikely that any company could (fully) implement the OOXML standard.

HTML, ví dụ, là một tiêu chuẩn rất tốt. Bạn có thể so sánh sự phức tạp của một trang web, ngày nay, so với một trang xử lý văn bản, ví dụ.

Tôi có thể nói về chính phủ Trung Quốc đã thấy trên thực tế sẽ tốt hơn cho họ nếu ôm lấy tiêu chuẩn ODF và trộn nó với các tiêu chuẩn mà họ tự làm ra hơn là tiếp tục với tiêu chuẩn của riêng Trung Quốc.

HTML, for instance, is a very good standard. You can compare the complexity of a web page, nowadays, compared to a word processing page, for instance.

I can tell you about the Chinese government who found it was indeed better for them to embrace the ODF standard and merge it with their own produced standards than to go on with their own Chinese standard.

Are there any disadvantages in the ODF standard ?

Còn những khiếm khuyết của tiêu chuẩn ODF là gì?

Mark trả lời:

Khiếm khuyết cơ bản của tiêu chuẩn ODF là việc nó không được Microsoft hỗ trợ! Chúng ta cần yêu cầu Microsoft tham gia ODF vì nó là tốt và dễ dàng triển khai tiêu chuẩn. Chúng ta có thể chắc chắn, ví dụ, rằng ODF sẽ có hỗ trợ cho các chữ viết được tuỳ biến của Việt Nam.

Mark’s answer:

The principal disadvantage of the ODF standard is that it is not supported by Microsoft !
We need to ask Microsoft to join ODF because it is a good and easy to implement standard. We can be sure, for instance, that ODF will have support for Vietnam custom-made scripts.

About technology

Về công nghệ

Mark đã nói về vai trò của công nghệ trong sự nghiệp của mình: Mark yêu công nghệ khi còn nhỏ. Sống tại Cape Town của nước Nam Phi, vì yêu thích công nghệ nên có nghĩa với Mark muốn được tới Silicon Valley của California thay vì làm việc trong thành phố quê hương mình. Nhưng rồi internet đến và Mark đã có khả năng phát triển các công nghệ trên nền tảng song song với Silicon Valley, ngay tại thành phố Cape Town quê hương.

Mark talked about the role of technology in his career : He loved technology since its childhood. Living in the South African town of Cape Town, embracing technology would have meant for him to go the Californian Silicon Valley instead of working in his native town. But, came the internet and Mark was able to develop technologies on a pair basis with that of the Silicon Valley, right there from his home at Cape Town.

About the economics of FOSS

Về kinh tế và phần mềm tự do nguồn mở

Mark trả lời:

Trên quan điểm của các Bộ, trong nền kinh tế của phần mềm những gì quan trọng không phải là những gì mà các công ty phần mềm đang kiếm tiền khi họ bán các phần mềm mà là cách mà công nghệ phần mềm đó có thể được sử dụng trong bản thân xã hội đó để tạo ra các sản phẩm, và giá trị có được từ các sản phẩm đó.

Các quốc gia được lợi vô cùng lớn từ các phần mềm tự do nguồn mở – FOSS.

Mark’s answer:

From the ministries’s point of wiew, in the economics of software what is important is not what the software companies are charging when they sell softwares but how that software technology can be used in the society itself to produce products, and the derived value of these products.

Countries are benefiting tremendously from Free and Open Source softwares (FOSS).

Nếu bạn phát triển các phần mềm, bạn có thể tung chúng ra như một phần mềm tự do nguồn mở và cũng có thể như các phần mềm thương mại.

Bạn cũng có thể tung ra các phần mềm tự do nguồn mở, tạo một cộng đồng rộng lớn xung quanh nó và bắt đầu chào các dịch vụ (có trả tiền).

Có 3 cách kiếm tiền với các phần mềm tự do nguồn mở:

1. Tạo các phần mềm và kiếm tiền từ nó, bán nó theo phương thức 2 giấy phép (như Red Hat, Alfresco).

2. Dịch vụ phần mềm (cài đặt, tuỳ biến, sửa lỗi, nâng cấp, thiết lập cấu hình ...) (Canonical)

3. Tập hợp một loạt các ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở và tạo ra các gói phù hợp với các nhu cầu đặc biệt nào đó (Youtube, Google...)

If you develop softwares, you may release them as FOSS and as commercial softwares as well.

You can also release FOSS, create a large community around it and start to offer (payable) services.

Three way to make money with Free Open Source Software

a) Create software and get paid for it, sell it in dual license mode (alfresco, Red Hat )

b) Service software (installation, customization, debugging, upgrade, configuration etc) (Canonical)

c) Combine various FOSS application and create packages to fit specific needs (youtube, google,)

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Ngồi trên lửa

Phải khó khăn lắm chúng ta mới đi được nước cờ đầu tiên trong việc tạo hình ảnh với toàn thế giới về quyết tâm của Chính phủ trong việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đối với các phần mềm máy tính: mua Microsoft Office cho các cơ quan Chính phủ. Tuy nhiên, những thông tin dồn dập những tháng gần đây trên thế giới về tiêu chuẩn OOXML ẩn chứa trong sản phẩm đó lại làm chúng ta hết sức lo ngại. (Xem http://360.yahoo.com/ltnghia hoặc http://nghialetrung.blogspot.com/).

Trong khi định dạng tài liệu mở ODF đã được chấp thuận là tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 26300:2006 và là tiêu chuẩn mở duy nhất hiện nay đối với việc tạo, sửa, lưu trữ và trao đổi các tài liệu văn phòng và đã được nhiều công ty trên thế giới áp dụng để xây dựng các phần mềm ứng dụng khác nhau nhưng tương hợp được với nhau, cả thương mại lẫn tự do nguồn mở như StarOffice, Lotus Notes, IBM Workplace, OpenOffice.org, KOffice, Abiword..., nghĩa là các tài liệu được tạo ra từ một bộ phần mềm này có thể sử dụng một cách trơn tru hoàn toàn trong các bộ phần mềm khác được nêu ở trên và ngược lại, thì rất tiếc là OOXML lại không thực sự “mở” và chỉ tương hợp được với các ứng dụng của bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office, mặc dù OOXML được thông qua như một tiêu chuẩn ECMA 376 và đang được đệ trình lên Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO để mong được thông qua như một tiêu chuẩn thứ 2 đối với các tài liệu văn phòng.

Tháng 02/2007 vừa qua, tiểu ban kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông của ISO đã nhóm họp và không chấp thuận OOXML là một tiêu chuẩn quốc tế ISO và nó sẽ tiếp tục phải chờ cho tới cuộc bình xet tiếp theo của ISO vào đầu tháng 09/2007 sắp tới đây để biết được số phận của mình.

Hiện nay, xu hướng các Chính phủ và các tổ chức không bắt buộc phải mua phần mềm này hay phần mềm kia, mà thay vào đó là điều kiện bắt buộc các phần mềm được mua phải dựa trên các tiêu chuẩn mở, mở thực sự và phải đảm bảo về tính tương hợp như việc các bộ phần mềm văn phòng phải dựa trên tiêu chuẩn ODF chẳng hạn, là rất rõ. Tiếc rằng chúng ta vừa qua đã làm điều ngược lại.

Chắc hẳn giờ đây chúng ta đang như ngồi trên lửa để cầu mong cho OOXML sẽ được thông qua như một tiêu chuẩn ISO vào ngày 02/09/2007 tới đây, cho dù như vậy có làm hơn nửa trái đất này phải buồn rầu lo lắng cho tương lai của các hệ thống thông tin tương hợp mà họ hằng mong đợi còn lâu mới có hồi kết, nhưng chúng ta thì có thể nhấc đi được gánh nặng ngàn cân trên mình cho dù nó có chưa “mở”, chưa tương hợp, và nhiều thứ chưa khác đi nữa, vì ít ra nó cũng là thứ chúng ta đã hết lòng chiến đấu và bảo vệ bằng mọi cách, kể cả cách tư vấn theo một quy trình không có “ tính mở”, để có được nó.

Trần Lê

PS: Bài đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 07/2007, mục Xã hội ICT, trang 20.

Wednesday, July 11, 2007

Bàn luận về tiêu chuẩn và các vấn đề liên quan

Dẫn nhập: Sau cầu truyền hình với Mark Shuttleworth, chủ tịch hãng Canonical, hãng phần mềm hỗ trợ hệ điều hành Linux Ubuntu, chiều ngày 06/07/2007, đã nổ ra cuộc tranh luận về vấn đề chuẩn ODF/OOXML và các vấn đề liên quan. Dưới đây là các ý kiến đã được đưa ra:


Hoàng Anh Tú: (
tuhoanganh@yahoo.com) 08/07/2007

VC với Mark Shuttleworth hôm rồi hữu ích vì cộng đồng nguồn mở lâu lắm mới lại ngồi với nhau và sới lên các vấn đề làm như thế nào và làm cái gì, dù cũng chưa có giải pháp gì cụ thể. Hy vọng, có nhiều VC như thế này được tổ chức nữa.

Có điều em thấy hơi tiếc là thời gian ngắn quá, không có nhiều thời gian trao đổi kỹ về ODF và OOXML. Các trao đổi của Mark Shuttleworth vẫn bị thiên lệch:

  • Mark nói: Không nên có 2 chuẩn song song, chỉ nên có 1 chuẩn dùng chung duy nhất, và ODF ra đời trước + đảm bảo về mặt kỹ thuật ---> OOXML không nên có. Em thấy chưa thuyết phục lắm, nếu chúng ta nói về choice (sự lựa chọn). PMNM ra đời vì đưa đến nhiều sự lựa chọn hơn cho mọi người. OOXML đưa đến 1 lựa chọn nữa về các chuẩn, biết đâu sau này có những doanh nghiệp/cộng đồng lại chọn OOXML để phát triển bên cạnh ODF. Vì nếu không tại sao ISO lại consider (xem xét) OOXML.

  • Siết chặt bản quyền: nói như anh Nghĩa OSS cứ như là cây gậy thần ý --> OSS làm được mọi việc. Theo em mình chỉ nên đẩy mạnh để phát triển công nghiệp phần mềm thôi.


Mã Hoàng Hải: (haimh.oss@gmail.com) 08/07/2007

Qua ý kiến trao đổi của anh Tú, tôi chấy có vài điểm cần làm rõ hơn, cụ thể như sau:

Thực ra ý Mark không phải là vậy, theo tôi hiểu, ý Mark muốn nhấn mạnh tính thống nhất của một chuẩn duy nhất. Chứ không nên có hai chuẩn song song cho cùng một vấn đề (chuẩn tài liệu). Nếu không thống nhất được chuẩn chung này các hãng sản xuất phần mềm sẽ không biết là phải triển khai (implement) cái nào hay là hỗ trợ cả hai... Thế thì đặt ra chuẩn chung để làm gì?

Đúng là OSS không phải là cây gậy thần, càng không thể nói là làm được mọi việc. Có điều, nếu cả cộng đồng phối hợp, cố gắng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong nước và nếu nhận thức của xã hội biết đến một lựa chọn giải quyết tốt vấn đề tôn trọng bản quyền thì đúng là việc đáng làm. Hi vọng thời gian tới, cộng đồng nguồn mở sẽ có những bước đi cụ thể và tìm thấy những nhu cầu thiết thực của người sử dụng (doanh nghiệp/tổ chức) để cùng đáp ứng...


Nguyễn Hồng Quang: (nguyen.hong.quang@auf.org) 08/07/2007

Có lẽ Tú không đọc hết các bài anh Nghĩa đã dịch và post (gửi) lên blog của anh ấy xung quanh chủ đề này;

Về chuyện có nhiều chuẩn để cạnh tranh “cho nó cởi mở” thì đã có người đề cập rồi. Không phải vì ODF ra đời trước và được adopt (chấp nhận) trước thì không nên và không thể thay đổi. Chuẩn là do con người tạo ra nên nó hoàn toàn có thể biến đổi theo thời gian sao cho (về nguyên tắc) càng ngày càng hợp lý, khách quan và chính xác hơn. Nếu OOXML chứng tỏ nó vượt trội hơn hẳn ODF thì sẽ chẳng có ai có thể phản đối nó. Vấn đề là không ai có thể nói điều đó, kể cả M$. Nói nên chấp nhận cả 2 chuẩn để “cạnh tranh phát triển” thì chỉ là nguỵ biện vì như thế thì không thể gọi là chuẩn được.

Nếu có 2 chuẩn không tương đương cho cùng một đại lượng thì sẽ chỉ có suốt ngày cãi nhau ai tốt ai dở. Thực tế là có rất nhiều đơn vị đo lường khác nhau cho cùng một đại lượng như chiều dài, cân nặng. Tuy nhiên, trong thực tế này lại có hai nguyên nhân: lịch sử và sự chuyển đổi tương đương. Thí dụ các đơn vị inch, foot, .v.v. do người Anh đưa ra trước hết hệ cm, m, .v.v. Chúng vẫn tồn tại một phần do nguyên nhân lịch sử.

Nhưng điều quan trọng hơn là các hệ đơn vị này là hoàn toàn tương đương và có công thức chuyển đổi từ đơn vị nọ sang đơn vị kia một cách dễ dàng. Với ODF và OOXML thì phức tạp hơn: chưa ai có thể đưa ra một convertissor cho phép chuyển tương đương hai tệp tin giữa 2 định dạng này. ODF đã được ISO adopt (chấp thuận) vì nó đã hội đủ các tiêu chuẩn của một norm theo tiêu chí của ISO. Nay nếu M$ chứng minh được rằng OOXML tương đương với ODF và đưa ra một bộ convertissor hoàn hảo thì có lẽ thiên hạ cũng chẳng cần tranh cãi. Vấn đề là M$ không (và có lẽ không bao giờ) muốn chấp nhận ODF và họ khăng khăng OOXML của họ là tốt hơn hẳn (với điều kiện dùng phần mềm do M$ sản xuất, tất nhiên), vì thế mới nên chuyện. Còn chuyện ISO phải consider (xem xét) OOXML vì M$ là một thành viên của ISO (và của rất nhiều tổ chức quốc tế khác nữa). Họ còn có cả một lực lượng đồng minh hùng mạnh do vị thế thống trị de facto của họ. Họ có quyền propose (đệ trình) một standard (tiêu chuẩn) và ISO có trách nhiệm phải xem xét. Và nếu M$ vận động được đủ số phiếu tín nhiệm của các quốc gia thành viên thì ISO bắt buộc phải thông qua. Còn việc có 2 chuẩn sẽ có tác hại (hay lợi thế) cho sự phát triển thì sẽ phải đợi lịch sử trả lời.

Đây là một vài suy nghĩ của mình xung quanh vấn đề này.


Lê Trung Nghĩa: (ltnghia@yahoo.com) 08/07/2007

Anh tiếc một VC hữu ích như vậy mà Bộ BCVT chỉ có mình Tú đi đại diện, nó rất khác với những gì xảy ra với Bill Gates, nhưng chuyện này không phải kỹ thuật, dù nó hơi buồn cho dân OSS (phần mềm nguồn mở) Việt Nam. Anh không rõ nếu tổ chức nhiều buổi như thế nữa thì có ai trong Bộ đi không?

Về chuyên nên có 2 hay 1 chuẩn thì anh gửi kèm đây cho Tú tệp đính kèm để nói 2 hay 1 chuẩn thì tốt hơn. Cái đó không phải chúng ta, những người không biết mấy về chuẩn và OSS (phần mềm nguồn mở) nói, mà do Liên minh ODF (Liên minh Định dạng Tài liệu Mở) nói.

Tú nói biết đâu sau này có người muốn áp dụng OOXML thì sao ư? Anh nghĩ Tú có thể xem lại bài hôm nay anh vừa post (đưa) lên mạng, trong đó có định nghĩa của ISO và các cơ quan tiêu chuẩn khác về một tiêu chuẩn. Nó sẽ giải thích cho mọi người vì sao OOXML không thể là một tiêu chuẩn theo các định nghĩa đó tại thời điểm này vì hiện tại OOXML chỉ có thể áp dụng được cho đúng một mình MS Office của Microsoft. Nếu sau này có ai đó áp dụng được OOXML thì hãy để đến lúc đó sẽ tính chuyện đưa OOXML thành một tiêu chuẩn được.

Hơn nữa, đọc tài liệu Tú sẽ thấy được chủ trương của M$ là không muốn cho ai có thể thực hiện được việc tích hợp đó ngoại trừ một mình M$. Còn nữa, bài viết cũng đề cập tới hàng trăm vấn đề cần được bổ sung làm rõ đối với OOXML. Như vậy làm sao có thể gọi OOXML là một chuẩn mở được như tên nó muốn có Office Open XML. Không thể có một chuẩn ISO “mở ” - “đóng” được. Điều này sẽ thật nực cười. Mà khi không ai làm việc được với nó thì tính tương hợp của các hệ thống thông tin coi như là không bao giờ có được.

Hy vọng lần sau có những cuộc như gặp Mark, cả nước sẽ hân hoan đi đón, chứ không chỉ hân hoan đón Bill Gates.

Quên mất, còn một ý nữa anh chưa trả lời Tú, đó là OSS là cây gậy thần (trong mọi lĩnh vực của CNTT và TT) hay không thì anh chưa khẳng định, nhưng OSS với các bộ phần mềm văn phòng như OpenOffice, Koffice... thì chắc chắn trong trường hợp này là cây gậy thần rồi, vì nó chắc chắn thay thế được MS Office. Điều này thế giới khẳng định, không cần phải nhờ tới cộng đồng nguồn mở Việt Nam khẳng định hộ. Còn về ảnh hưởng của OSS thế nào với thế giới thì anh lại xin gửi Tú tài liệu đính kèm. Nó nói về OSS của châu Âu là chính, nhưng cũng nói tới OSS trên toàn cầu nữa đó.


Nguyễn Ái Việt: (naviet@mpt.gov.vn) 11/07/2007

Diễn đàn của ta có lẽ là một diễn đàn học thuật hơn là một diễn đàn doanh nghiệp kiểu consortium có quyền lợi kinh tế hoặc xã hội. Tôi hiểu thế không biết có đúng không.

Vì thế có lẽ nên có những ý kiến phản biện như của anh Tú, chứ nói mãi một chiều chán lắm. Phải có chút phản biện mới kích thích suy nghĩ. Đúng sai chưa phải quan trọng, vì thực ra trong CNTT rất khó biết trước cái gì là xu thế.

Nội dung không phải bao giờ đa số cũng đúng. Làm việc theo lối hội đồng thể hiện một sự thiếu tự tin. Bởi vì đem ra bỏ phiếu vào lúc một phát kiến mới ra đời, thì không bao giờ có Einstein, Godel hay Turing.

Vì thế quy trình hình thành chuẩn là một quá trình hết sức phức tạp và được nhóm nghiên cứu về Khung tương hợp Chính phủ (GIF) của UNDP thảo luận rất nhiều tại Bắc Kinh vừa rồi. Nó không đơn giản như chúng ta nghĩ, bỏ phiếu nói không, hay có một cơ quan quốc tế>

Theo ý tôi, các chuẩn là một quá trình đấu tranh giữa các tập đoàn kinh tế, nhà nước và các chuyên gia cần phải tỉnh táo và cởi mở. Cái gì được xã hội chấp nhận in long term (về lâu dài) thì nó sẽ là chuẩn, chứ không phải là do phong trào.

Cụ thể về OOXML ta có thể từ từ bàn, tuy nhiên để tránh không khí nóng lên một cách vô ích có vài câu hỏi sau:

  1. OOXML có phải là chuẩn mở hay không? Chúng ta chấp nhậ định nghĩa nào về chuẩn mở?

  2. Nếu ai đó liên tục post (gửi) bài ca ngợi, quảng cáo cho OOXML trên diễn đàn này theo tốc độ 2, 3 email thì có chấp nhận được không?

Chúc vui


Lê Trung Nghĩa: (ltnghia@yahoo.com) 11/07/2007

Cảm ơn anh Việt đã tham gia ý kiến. Tôi sẽ post (gửi) ngay ý kiến của anh Tú và những ý kiến trả lời lên Blog. Cuối mỗi bài trên Blog đều có chỗ để mọi ý kiến đóng góp được đưa lên. Rất tiếc cho tới nay chưa thấy ai post (đưa) lên cả. Hy vọng từ nay về sau, các ý kiến đóng góp sẽ luôn được post (đưa) lên Blog.


Vũ Đỗ Quỳnh: (vu.do.quynh@auf.org) 11/07/2007

“Theo ý tôi, các chuẩn là một quá trình đấu tranh giữa các tập đoàn kinh tế, nhà nước và các chuyên gia cần phải tỉnh táo và cởi mở. Cái gì được xã hội chấp nhận in long term (về lâu dài) thì nó sẽ là chuẩn, chứ không phải là do phong trào.

Cụ thể về OOXML ta có thể từ từ bàn, tuy nhiên để tránh không khí nóng lên một cách vô ích có vài câu hỏi sau:

1. OOXML có phải là chuẩn mở hay không? Chúng ta chấp nhậ định nghĩa nào về chuẩn mở?”

(Ý của anh Việt)

Vậy câu hỏi thành hai câu hỏi:

1) OOXML có phải là một chuẩn không?

2) Nếu coi OOXML như là một chuẩn, chuẩn đó có phải là chuẩn mở hay không?

Một số câu trả lời nằm trong cách định nghĩa “Chuẩn” và “Chuẩn mở”, có thể tham khảo ở đây:

http://en.wikipedia.org/wiki/Open_standards

Tuy nhiên có thêm việc phân biệt giữa “chuẩn tốt” (good standard) và “chuẩn không tốt“ (bad standard)

Vừa rồi ông Mark Shuttleworth, qua Visioconferencing với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã nói:

The key character of a good standard is that it is easy to implement!” (Đặt tính chủ chốt của một chuẩn tốt là nó dễ dàng triển khai)

Thường người ta cho rằng ODF là good standard (chuẩn tốt) còn (tạm thời) OOXML là “not a good standard candidate” (một ứng cử viên tiêu chuẩn không tốt) trên quan điểm nói trên.

2. Nếu ai đó liên tục post bài ca ngợi, quảng cáo cho OOXML trên diễn đàn này theo tốc độ 2,3 email thì có chấp nhận được không? (ý của anh Việt)

Nếu có ai có căn cứ *cụ thể và khách quan* để bảo vệ (quảng cáo) OOXML, thì tại sao người đó không được chấp nhận?

Chúc mạnh khoẻ.

-----

PS: Vì các bài viết trong thư đều là tiếng Việt không dấu nên có thể có những sai sót. Vì vậy mong các tác giả thông cảm và gửi theo địa chỉ thư này ( ltnghia@yahoo.com ) để sửa lại cho đúng hoặc đưa phần sửa lên phần Post ở cuối của bài này. Xin chân thành cảm ơn và mong muốn tất cả cùng đóng góp ý kiến để tìm kiếm được sự đồng thuận.

----

Nguyễn Ái Việt: 11/07/2007

Có lẽ phải hỏi thêm thế nào là "chuẩn tốt" ( Rối rắm quá nhỉ). Theo quan niệm của tôi (đã trình bày trong mail trước): được thực tế chấp nhận tức là tốt. Có nghĩa là hiện nay chúng ta chưa biết cái nào tốt, mặc dù có thể rất nhiều người mong muốn một chuẩn nào đó sẽ là tốt mà không phải đợi kiểm nghiệm thực tế.

Anh Quỳnh tránh không đưa ra câu trả lời. Như vậy, rất an toàn

Theo định nghĩa của tôi (chắc không khác gì của Wikipedia), OOXML là chuẩn mở. Nếu như vậy sao không để nó tự chứng minh tính tốt hay không tốt của mình.

Nói như thế không có nghĩa là tôi cổ vũ cho OOXML (trái lại tôi là người chuyên sử dụng UNIX, ít kinh nghiệm sử dụng đồ MS và mong sao phải học sử dụng đồ MS càng ít càng tốt) mà chỉ lưu ý rằng vấn đề chuẩn không hề giản đơn, không phải do ý chí mà thành. Lý do chỉ giản đơn là những người làm là OOXML không phải là những người dốt hơn chúng ta và họ không phải không có việc làm mới làm ra nó.

Tuy chúng ta rất mong đợi vào ODF, nhưng khung tương hợp của nhiều nước vẫn chấp nhận PDF và DOC. Chẳng hạn MAMPU là tử thù của Bill Gates nhưng vẫn phải chấp nhận DOC trong MYGIF. C'est la vie. Mong muốn và thực tế bao giờ cùng có khỏang cách.Nguyễn Ái Việt: 11/07/2007

Có lẽ phải hỏi thêm thế nào là "chuẩn tốt" ( Rối rắm quá nhỉ). Theo quan niệm của tôi (đã trình bày trong mail trước): được thực tế chấp nhận tức là tốt. Có nghĩa là hiện nay chúng ta chưa biết cái nào tốt, mặc dù có thể rất nhiều người mong muốn một chuẩn nào đó sẽ là tốt mà không phải đợi kiểm nghiệm thực tế.

Anh Quỳnh tránh không đưa ra câu trả lời. Như vậy, rất an toàn.

Theo định nghĩa của tôi (chắc không khác gì của Wikipedia), OOXML là chuẩn mở. Nếu như vậy sao không để nó tự chứng minh tính tốt hay không tốt của mình.

Nói như thế không có nghĩa là tôi cổ vũ cho OOXML (trái lại tôi là người chuyên sử dụng UNIX, ít kinh nghiệm sử dụng đồ MS và mong sao phải học sử dụng đồ MS càng ít càng tốt) mà chỉ lưu ý rằng vấn đề chuẩn không hề giản đơn, không phải do ý chí mà thành. Lý do chỉ giản đơn là những người làm là OOXML không phải là những người dốt hơn chúng ta và họ không phải không có việc làm mới làm ra nó.

Tuy chúng ta rất mong đợi vào ODF, nhưng khung tương hợp của nhiều nước vẫn chấp nhận PDF và DOC. Chẳng hạn MAMPU là tử thù của Bill Gates nhưng vẫn phải chấp nhận DOC trong MYGIF. C'est la vie. Mong muốn và thực tế bao giờ cùng có khỏang cách.

-------

Lê Trung Nghĩa: 12/07/2007

Thực sự cuộc tranh luận này là rất có ích. Anh Việt đúng khi nói MyGIF vẫn phải chấp nhận DOC mặc dù MAMPU là tử thù của Bill Gates. Tuy nhiên, ở đây có 2 vấn đề.

Thứ nhất, không rõ phiên bản MyGIF anh Việt đưa ra là phiên bản nào.

Thứ hai, nếu nó là phiên bản 1.0 ra đời tháng 08/2003 thì hoàn toàn đúng như anh nói, vì ở trang 47 dưới đề mục 4.2.2 Document (Tài liệu) có ghi:

Recommended standards / specifications: (Các tiêu chuẩn/đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo)

  • Portable Document format (.pdf) version 3, 4, 5 – for read-only documents; and (Định dạng tài liệu mang xách được (.pdf) phiên bản 3, 4, 5 – các tài liệu chỉ để đọc.

  • Microsoft Word Document (.doc) – Word 97 format. Tài liệu của Microsoft Word – định dạng Word 97.

Vấn đề là mọi việc chưa dừng ở đây. MAMPU không chỉ có MyGIF, mà còn có MyGIFOSS (lại là MyGIF + OSS). Trong khi MyGIF 1.0 ra đời vào 08/2003 thì MyGIFOSS sau đó hơn 2 năm vào tháng 02/2006.

Trong tài liệu MyGIFOSS này, ở phần 1. Introduction (Giới thiệu), trang 9, dòng 5 từ trên xuống ghi: “ MyGIFOSS is prepared as a supplement to the Malaysian Government Interoperability Framework version 1.0 (MyGIF), August 2003”, dịch ra là: “MyGIFOSS được chuẩn bị như một bổ sung cho Khung Tương hợp của Chính phủ Malaysia phiên bản 1.0 (MyGIF), tháng 08/2003”, nghĩa là MyGIFOSS bổ sung cho MyGIF v1.0 vừa nêu ở trên.

Tiếp theo, tại mục 3.2.2 Document (Tài liệu), trang 32, 33 có ghi:

Recommended standards/specifications:

- OASIS Open Document Format for Office Applications v1.0

Other recommended standards and specifications for documents are as specified in MyGIF, with the exception of the Microsoft Office Word Document (.doc) format. This is because the format is not fully portable to other platforms and word processing software.

Các tiêu chuẩn/đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo:

- Định dạng tài liệu mở của OASIS cho các ứng dụng văn phòng phiên bản 1.0

Các tiêu chuẩn và đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo khác cho các tài liệu được chỉ định trong MyGIF, ngoại trừ định dạng tài liệu Word của Microsoft Office (.doc). Điều này bởi vì định dạng này không mang xách hoàn toàn được đối với các nền tảng và các phần mềm xử lý văn bản khác.

Cần nhấn mạnh rằng không phải tới bản MyGIFOSS tháng 02/2006 mới có cách tiếp cận loại bỏ các định dạng DOC của Microsoft, mà nó còn có từ sớm hơn trong phiên bản MyGIFOSS FS-1 ra đời ngày 01/04/2005, nghĩa là sau gần 2 năm so với MyGIF v1.0.

Trong phiên bản MyGIFOSS FS-1 này, cũng ở phần 1. Introduction (Giới thiệu), trang 7, dòng 7 từ trên xuống ghi: “ MyGIFOSS is prepared as a supplement to the Malaysian Government Interoperability Framework version 1.0 (MyGIF), August 2003”, dịch ra là: “MyGIFOSS được chuẩn bị như một bổ sung cho Khung Tương hợp của Chính phủ Malaysia phiên bản 1.0 (MyGIF), tháng 08/2003”, nghĩa là MyGIFOSS bổ sung cho MyGIF v1.0 vừa nêu ở trên.

Tiếp theo, trên trang 55, phần 3.2.2 Document (Tài liệu) ghi:

Recommended standards/specifications:

- Openoffice.org document (.sxw) – adopted by OASIS under Open Office XML format 1.0 (draft)

Other recommended standards and specifications for documents are as specified in MyGIF, with the following exception which is not recommended:

- Microsoft Office Word Document (.doc)

The Microsoft Word document format has many versions (e.g. 2.0, 6.0, 95, 97/00, 2003) with various levels of support even within Microsoft Word itself. Further, the format is not fully portable to other platforms or word processors.

Các tiêu chuẩn/đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo:

- Tài liệu OpenOffice.org (.sxw) – được chấp thuận bởi OASIS theo định dạng Open Office XML 1.0 (dự thảo).

Các tiêu chuẩn và đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo khác cho các tài liệu như được chỉ định trong MyGIF, với ngoại lệ sau mà nó không được khuyến cáo:

- Tài liệu Word của Microsoft Office (.doc)

Định dạng tài liệu Word của Microsoft có nhiều phiên bản (2.0, 6.0, 96, 97/00, 2003) với một loạt các mức hỗ trợ ngay cả bên trong bản thân Microsoft Word. Hơn nữa, định dạng này không hoàn toàn mang xách được sang các nền tảng hoặc các trình xử lý văn bản khác.

Như vậy đã rõ, MyGIFOSS FS-1 và MyGIFOSS ra sau MyGIF v1.0 và đã phủ nhận MyGIF v1.0 trong vấn đề về định dạng tài liệu văn phòng, mà cụ thể trong trường hợp này là tài liệu văn bản DOC.

Kèm với phần viết này, tôi xin gửi tới các anh chị cả 3 bản MyGIF v1.0 và MyGIFOSS FS-1 và MyGIFOSS.

Với chứng minh này, tôi thấy có mấy điều sau:

1. Rất có thể ngay sau phiên bản MyGIFOSS còn có phiên bản MyGIF hoặc MyGIFOSS hoặc MyGGGG gì đó nữa mà chúng lại phủ nhận MyGIFOSS này, thì chuyện đó là bình thường vì tiêu chuẩn là một thứ thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của nghiệp vụ và/hoặc công nghệ.

2. Bức thư trước, anh Việt có câu: “Làm việc theo lối hội đồng thể hiện một sự thiếu tự tin”. Tôi nghĩ việc tự tin không bao giờ là tồi, chỉ có điều nếu tự tin quá cũng có thể có lúc sai, như trong trường hợp cụ thể này và nếu cái sai này nhỏ, ta có thể nhanh chóng sửa được thì sẽ không có vấn đề gì. Ngược lại, nếu nó ảnh hưởng tới toàn cục thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Nhắc tới điều này, tôi muốn sới lên một điều khác như sau: Mục đích của việc mua MS Office vừa qua của Chính phủ đầu tiên là để ngay lập tức giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam mà việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam là hoàn toàn đúng và cần phải làm. Có điều 2 việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền và mua MS Office cần được hiểu là 2 điều khác nhau.

4. Vì mục đích là việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là chính, nên điều này sẽ không đồng nghĩa với việc đã mua MS Office rồi thì cứ phải sử dụng nó (vì mua là chỉ để giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền) chỉ với lý do là ta đã quen với nó. Nếu quả thực thế giới chứng minh được rằng nó không có lợi, như những bài mà tôi đã đưa lên blog, hoặc chúng ta tự thấy không đủ sức theo mãi, hoặc cả 2 lý do trên, thì nó cũng giống như việc chúng ta đang bị nghiện ma tuý vậy, mà nghiện ma tuý là một việc có hại cho sức khoẻ, ta nên đi cai nghiện hơn là tiếp cận theo một cách khác tiêu cực hơn, dạng đã chót nghiện, chót mua thì phải chót sài nốt, để (có thể) sau đó lại phải mua tiếp, sài tiếp và lại nghiện tiếp. Cái vòng luẩn quẩn đó sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho cả anh, cả tôi và cả mọi người. Xã hội sẽ không phải chịu gánh nặng nào nếu không ai bị nghiện, dù là anh hay tôi.

5. Có thể những điều trên tôi nghĩ chưa hết, xin các anh các chị chỉ giáo cho.

Tải các tài liệu liên quan từ mục số 11 các địa chỉ sau:

http://blog.360.yahoo.com/blog-LU.CUQA9b6gRyol5jVT.?p=44

hoặc địa chỉ:

http://nghialetrung.blogspot.com/2007/06/ti-v-tiu-chun-odf-v-cc-ti-liu-quan-trng.html

Nhật Bản, quốc gia đầu tiên của châu Á với ODF có hiệu lực

Nhật Bản trở thành Quốc gia châu Á đầu tiên đi theo các tiêu chuẩn mở như ODF

Japan Becomes First Asian Nation To Embrace Open Software Standards Such As ODF

Khung tương hợp chỉ rằng ODF như một tấm gương của Tiêu chuẩn Mở

Interoperability Framework Cites ODF as Example of Open Standard

Theo: http://www.odfalliance.org/press/Release20070710.pdf

Bài được đưa lên mạng ngày thứ hai, 10/07/2007

For Immediate Release: Monday, July 10, 2007

Press Inquiries: Kathryn Brownlee

(202) 429-1833 -- kathrynbrownlee@rationalpr.com

Washington, DC, ngày 09/07/2007 – Liên minh Tài liệu Mở ODF (OpenDocument Format Alliance), tổ chức tiên phong trong việc bênh vực cho tính mở và tính có thể truy cập được tới các tài liệu và thông tin của chính phủ, hôm nay đã chúc mừng Nhật Bản về việc áp dụng một chính sách theo đó các bộ và cơ quan của Chính phủ sẽ yêu cầu các cuộc đấu thầu từ các nhà cung cấp phần mềm mà các sản phẩm của họ hỗ trợ các tiêu chuẩn mở được thừa nhận toàn cầu.

Washington, DC, July 9, 2007 – The OpenDocument Format Alliance (ODF Alliance), the leading organization advocating for openness and accessibility to government documents and information, today congratulated Japan for adopting a policy under which government ministries and agencies will solicit bids from software vendors whose products support internationally recognized open standards.

Trước kia, các cơ quan chính phủ có thể yêu cầu các nhà thầu tham gia thầu dựa trên việc liệu các sản phẩm của họ có đưa ra được các chức năng tương thích được với các bộ phần mềm tụ thể nào đó hay không. Với khung tương hợp mới này, mà nó có hiệu lực ngay lập tức, chính phủ sẽ đưa ra ưu tiên cho việc mua các sản phẩm mà chúng tuân thủ các tiêu chuẩn mở và dễ dàng tương hợp với các phần mềm khác.

Previously, government agencies could ask bidders to submit bids based on whether their products offered functions comparable to particular software suites. With the new interoperability framework, which takes effect immediately, the government will give preference to procuring products that adhere to open standards, and which interoperate easily with other software.

Các nguyên tắc chỉ đạo mới này, có sẵn từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại địa chỉ: www.meti.go.jp/press/20070629014/20070629014.html, đã được thiết kế để được triển khai bởi các bộ và cơ quan của chính phủ. Khung tương hợp ;này cũng gợi ý rằng các nguyên tắc chỉ đạo này cũng có thể hữu ích cho giới công nghiệp tư nhân.

The new guidelines, available from Japan's Ministry of Economy, Trade and Industry at www.meti.go.jp/press/20070629014/20070629014.html, were designed to be implemented by government ministries and agencies. The interoperability framework also suggests that the guidelines would also be useful for private industry.

với khung tương hợp mới này, Nhật Bản đang thiết lập một tấm gương quan trọng mang tính toàn cầu”, Marino Marcich, Chủ tịch điều hành của Liên minh ODF, nói. “Bằng việc đưa ra ưu tiên cho các định dạng của phần mềm nguồn mở như ODF, nó nói rằng thông tin phải được đánh giá, đổi mới và dễ dàng có sẵn một cách có tính cạnh tranh đối với đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, hôm nay và trong trương lai. Chúng tôi hoan nghênh Nhật Bản về sự chuyên cần và tầm nhìn của họ”.

With its new interoperability framework, Japan is setting an important worldwide example,” said Marino Marcich, ODF Alliance Managing Director. “By giving preference to open software formats such as ODF, it is saying that information should be competitively priced, innovative, and easily available to the widest range of people, now and in the future. We hail Japan for its diligence and vision."

Masayuki Hayase, Tổng Giám đốc, Văn phòng chủ tịch tập đoàn Justsystems, nói: “Việc khai trương chính thức khung tương hợp của Chính phủ Nhật Bản là một sáng kiến mang tính thế kỷ đối với Nhật Bản. Việc đảm bảo tính tương hợp dựa trên các tiêu chuẩn mở là sống còn để tăng tốc sự đổi mới. Khung tương hợp này sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh lành mạnh và mở ra nhiều cơ hội hơn cho các công ty vừa và nhỏ tại Nhật Bản”.

Said Masayuki Hayase, General Manager, President's Office, Justsystems Corporation: "The formal launch of the interoperability framework by the Japanese government is an epoch-making initiative for Japan. Securing open standards based interoperability is critical to accelerate innovation. The interoperability framework will propel healthy competition and open up more opportunities for small and medium size companies in Japan."

Liên minh Định dạng Tài liệu Mỏ là một tổ chức của các chính phủ, các viện hàn lâm, các tổ chức phi chính phủ và giới công nghiệp tận tâm đối với việc đào tạo các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị công nghệ thông tin và công chúng về những lợi ích và cơ hội của ODF.

The OpenDocument Format Alliance is an organization of governments, academic institutions, non-government organizations and industry dedicated to educating policymakers, IT administrators and the public on the benefits and opportunities of ODF.

###

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm - Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Sáu câu hỏi dành cho Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia

Six questions to national standardisation bodies

Theo: http://fsfeurope.org/documents/msooxml-questions


Sáu câu hỏi sau đây liên quan tới ứng dụng của định dạng ECMA/MS-OOXML để sẽ được chấp thuận như một tiêu chuẩn IEC/ISO. Trừ phi cơ quan tiêu chuẩn quốc gia có các câu trả lời cuối cùng cho tất cả các câu hỏi này, nó sẽ bỏ phiếu KHÔNG trong IEC/ISO và yêu cầu Microsoft kết hợp chặt chẽ công việc của họ về MS-OOXML vào với ISO/IEC 26300:2006 (Định dạng Tài liệu Mở).

Đây là một tài liệu tóm tắt. Các thông tin chi tiết có trực tuyến.

The following six questions relate to the application of the ECMA/MS-OOXML format to be accepted as an IEC/ISO standard. Unless a national standardisation body has conclusive answers to all of them, it should vote no in IEC/ISO and request that Microsoft incorporate its work on MS-OOXML into ISO/IEC 26300:2006 (Open Document Format).

This is a summary document. More detailed information is available online. [1][2][3]

1. Application independence?

1. Độc lập về ứng dụng?

Không có tiêu chuẩn nào lại phụ thuộc vào một hệ điều hành, môi trường hoặc ứng dụng nào đó bao giờ. Sự độc lập về ứng dụng và triển khai là một trong những thuộc tính quan trọng nhất của tất cả các tiêu chuẩn.

Liệu đặc tả kỹ thuật của MS-OOXML có tự do với bất kỳ tham chiếu nào đối với các sản phẩm đặc biệt nào đó của bất kỳ nhà cung cấp nào và hành vi đặc biệt của chúng?

No standard should ever depend on a certain operating system, environment or application. Application and implementation independence is one of the most important properties of all standards.

Is the MS-OOXML specification free from any references to particular products of any vendor and their specific behaviour?

2. Supporting pre-existing Open Standards?

2. Việc hỗ trợ các tiêu chuẩn mở đã có trước?

Bất kỳ khi nào có thể, các tiêu chuẩn phải xây dựng trên các nỗ lực tiêu chuẩn hoá từ trước đó và không phụ thuộc vào các công nghệ độc quyền sở hữu, đặc biệt của một nhà cung cấp nào.

MS-OOXML bỏ qua một loạt các tiêu chuẩn, như MathML và SVG mà chúng là các khuyến cáo của tổ chức W3C và sử dụng các định dạng đặc biệt của bản thân họ thay vào đó. Điều này đặt một gánh nặng đáng kể lên tất cả các nhà cung cấp đi theo Microsoft trên hạ tầng độc quyền sở hữu của nó được xây dựng trong hơn 20 năm qua với mục đích là để triển khai toàn phần MS-OOXML. Nó dường như nghi ngờ việc liệu bên tham gia thứ 3 bất kỳ nào đó có bao giờ triển khai được chúng đều tốt.

Lợi ích gì khi chấp nhận sử dụng các định dạng đặc biệt của nhà cung cấp như thế này trong việc tốn công tiêu chuẩn hoá trong những lĩnh vực này? Có ở đâu các nhà cung cấp khác có các triển khai có tính cạnh tranh, tương thích và trọn vẹn đối với tất cả các nền tảng để tránh các đầu tư lớn một cách ngăn trở?

[1] http://www.grokdoc.net/index.php/EOOXML_objections

Whenever applicable and possible, standards should build upon previous standardisation efforts and not depend on proprietary, vendor-specific technologies.

MS-OOXML neglects various standards, such as MathML and SVG, which are recommendations by the W3C, and uses its own vendor-specific formats instead. This puts a substantial burden on all vendors to follow Microsoft in its proprietary infrastructure built over the past 20 years in order to fully implement MS-OOXML. It seems questionable how any third party could ever implement them equally well.

What is the benefit of accepting usage of such vendor-specific formats at the expense of standardisation in these areas? Where will other vendors get competitive, compatible and complete implementations for all platforms to avoid prohibitively large investments?

3. Backward compatibility for all vendors?

3. Tính tương thích ngược cho mọi nhà cung cấp?

Một trong các ưu điểm chính được khẳng định mà không cần chứng minh của MS-OOXML là khả năng của nó cho phép tính tương hợp ngược, như cũng được tham chiếu trong thông cáo báo chí quốc tế của ECMA.[4]

Đối với bất kỳ tiêu chuẩn nào cơ bản rằng nó có thể triển khai được bởi bất kỳ bên thứ 3 nào mà không cần hợp tác với công ty khác, mà các thông tin bổ sung bị hạn chế hoặc các thoả thuận pháp lý hoặc có tiền bồi thường. Cũng cơ bản không yêu cầu sự hợp tác của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào để đạt được tính tương hợp toàn phần và có thể so sánh được.

Trên các nền tảng của đặc tả kỹ thuật hiện có của MS-OOXML, liệu bất kỳ bên thứ ba nào với mô hình kinh doanh bất kể nào, không cần truy cập tới các thông tin bổ sung và không cần hợp tác với Microsoft có thể triển khai được tính tương thích và chuyển đổi ngược toàn phần các tài liệu cũ thành các tài liệu MSOOXML có thể so sánh được với những gì Microsoft có thể đưa ra hay không?

[2] http://www.xmlopen.org/ooxml-wiki/index.php/DIS_29500_Comments

[3] http://www.noooxml.org/arguments

Free Software Foundation Europe (FSFE) Talstrasse 110, 40217 Düsseldorf, Germany Web: http://fsfeurope.org Email: office@fsfeurope.org

http://fsfeurope.org/documents/msooxml-questions

One of the alledged main advantages of MS-OOXML is its ability to allow for backward compatibility, as also referenced in the ECMA International press release. [4]

For any standard it is essential that it is implementable by any third party without necessity of cooperation by another company, additional restricted information or legal agreements or indemnifications. It is also essential to not require the cooperation of any competitor to achieve full and comparable interoperability.

On the grounds of the existing MS-OOXML specification, can any third party regardless of business model, without access to additional information and without the cooperation of Microsoft implement full backward compatibility and conversion of such legacy documents into MSOOXML comparable to what Microsoft can offer?

4. Proprietary extensions?

4. Mở rộng của độc quyền sở hữu?

Các mở rộng độc quyền sở hữu, đặc biệt đối với các ứng dụng là một kỹ thuật quen thuộc được dùng đặc biệt bởi Microsoft để lạm dụng và làm đòn bẩy cho sự độc quyền của máy tính để bàn trong các thị trường lân cận. Đây là một kỹ thuật của cách hành xử lừa dối và là cốt lõi của quyết định chống lại Microsoft của Cộng đồng châu Âu trong năm 2004 và Microsoft cho tới nay vẫn tiếp tục sự cự tuyệt của nó để đưa ra các thông tin về tính tương hợp cần thiết.

Vì mục đích này, việc hiểu chung rằng các tiêu chuẩn mở phải không cho phép các mở rộng độc quyền sở hữu như thế này, và rằng những kỹ thuật bóp méo thị trường như vậy phải không thể đứng được trên nền tảng của một tiêu chuẩn mở.

Liệu MS-OOXML có cho phép các mở rộng độc quyền sở hữu? Liệu triển khai của Microsoft về MS-OOXML có đáng tin cậy hay không, nghĩa là không có các mở rộng nào mà không được ghi trong các tài liệu hay không? Liệu có sự bảo vệ chống lại cách hành xử lừa gạt hay không?

Proprietary, application-specific extensions are a known technique employed in particular by Microsoft to abuse and leverage its desktop monopoly into neighboring markets. It is a technique at the heart of the abusive behaviour that was at the core of the decision against Microsoft by the European Commission in 2004 and Microsoft is until today continuing its refusal to release the necessary interoperability information.

For this reason, it is common understanding that Open Standards should not allow such proprietary extensions, and that such market-distorting techniques should not be possible on the grounds of an Open Standard.

Does MS-OOXML allow proprietary extensions? Is

Microsoft's implementation of MS-OOXML faithful,

i.e. without undocumented extensions? Are there safeguards against such abusive behaviour?

5. Dual standards?

5. Hai tiêu chuẩn?

Mục đích của tất cả sự tiêu chuẩn hoá là luôn tiến tới một tiêu chuẩn duy nhất, vì việc có nhiều tiêu chuẩn luôn tạo ra một chướng ngại vật cho sự cạnh tranh. Dường như sự cạnh tranh về tiêu chuẩn thực sự là một phương sách chiến lược để chiếm lấy sự kiểm soát đối với các phân đoạn cụ thể nào đó của một thị trường, như hàng loạt ví dụ trong quá khứ đã được minh chứng.

Có một Tiêu chuẩn Mở đang tồn tại cho các tài liệu văn phòng, được gọi là Định dạng Tài liệu Mở – ODF (ISO/IEC 26300:2006). Cả MS-OOXML và ODF được xây dựng dựa trên công nghệ XML, vì vậy việc sử dụng cùng công nghệ nền tảng và cuối cùng sẽ có cùng các khả năng về lý thuyết. Bản thân Microsoft là một thành viên của OASIS, tổ chức mà trong đó tiêu chuẩn ODF đã được phát triển và đang được duy trì. Nó hiểu quy trình và được mời để tham gia.

Vì sao Microsoft đã và sẽ từ chối tham gia vào nỗ lực tiêu chuẩn hoá đang tồn tại? Vì sao nó không trình các đề nghị công nghệ của nó cho OASIS để đưa vào trong ODF?

The goal of all standardisation is always to come to one single standard, as multiple standards always provide an impediment to competition. Seeming competition on the standard is truly a strategic measure to gain control over certain segments of a market, as various examples in the past have demonstrated.

There is an existing Open Standard for office documents, namely the Open Document Format (ODF) (ISO/IEC 26300:2006). Both MS-OOXML and ODF are built upon XML technology, so employ the same base technology and thus ultimately have the same theoretical capabilities. Microsoft itself is a member of OASIS, the organisation in which the ODF standard was developed and is being maintained. It was aware of the process and invited to participate.

Why did and does Microsoft refuse to participate in the existing standardisation effort? Why does it not submit its technological proposals to OASIS for inclusion into ODF?

6. Legally safe?

6. Liệu có an toàn về pháp lý?

Việc đảm bảo cho tất cả các đối thủ cạnh tranh sự tự do đối với cáo buộc về pháp lý cho sự triển khai một tiêu chuẩn là cốt tử. Một sự đảm bảo như vậy cần được rõ ràng, đáng tin cậy và rộng mở đủ bao trùm tất cả những hoạt động cần thiết để đạt được tính tương hợp toàn phần và cho phép một mức sân chơi cho sự cạnh tranh thực sự về các giá trị.

Nghiên cứu pháp lý lướt qua ngụ ý rằng thoả ước không bao trùm tất cả các tính năng tuỳ chọn và sự bắt buộc các định dạng sở hữu độc quyền đối với việc triển khai hoàn toàn MS-OOXML. Vì thế sự tự do triển khai của tất cả các đối thủ cạnh tranh là không được đảm bảo cho toàn bộ độ rộng của định dạng MS-OOXML được đệ trình, và nghi ngờ ngay cả đối với các thành phần cốt lõi.

Liệu cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của bạn có có được sự phân tích pháp lý độc lập về bản chất chính xác của sự đảm bảo để chứng thực liệu nó có thực sự bao trùm toàn bộ phổ của tất cà các triển khai có thể của MS-OOXML?

Tất cả các câu hỏi này phải có các câu trả lời được cung cấp bởi cơ quan tiêu chuẩn quốc gia thông qua sự bàn bạc và các chuyên gia độc lập, và đặc biệt không phải của Microsoft hoặc các đối tác kinh doanh của nó mà họ có một mâu thuẫn trực tiếp đối với lợi ích về vấn đề này.

Nếu không có câu trả lời tốt đối với bất kỳ một câu nào trong số các câu hỏi này, một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia phải bỏ phiếu KHÔNG trong ISO/IEC.

Granting all competitors freedom from legal prosecution for implementation of a standard is essential. Such a grant needs to be clear, reliable and wide enough to cover all activities necessary to achieve full interoperability and allow a level playing field for true competition on the merits.

MS-OOXML is accompanied by an unusually complex and narrow ``covenant not to sue'' instead of the typical patent grant. Because of its complexity, it does not seem clear how much protection from prosecution for compatibility it will truly provide.

Cursory legal study implies that the covenant does not cover all optional features and proprietary formats mandatory for complete implementation of MS-OOXML. So freedom of implementation by all competitors is not guaranteed for the entire width of the proposed MS­OOXML format, and questionable even for the core components.

Does your national standardisation body have its own, independent legal analysis about the exact nature of the grant to certify whether it truly covers the full spectrum of all possible MS-OOXML implementations?

All these questions should have answers provided by the national standardisation bodies through independent counsel and experts, and in particular not by Microsoft or its business partners, which have a direct conflict of interest on this issue.

If there is no good answer to any one of them, a national body should vote no in ISO/IEC.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com