Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!

Wednesday, July 11, 2007

Bàn luận về tiêu chuẩn và các vấn đề liên quan

Dẫn nhập: Sau cầu truyền hình với Mark Shuttleworth, chủ tịch hãng Canonical, hãng phần mềm hỗ trợ hệ điều hành Linux Ubuntu, chiều ngày 06/07/2007, đã nổ ra cuộc tranh luận về vấn đề chuẩn ODF/OOXML và các vấn đề liên quan. Dưới đây là các ý kiến đã được đưa ra:


Hoàng Anh Tú: (
tuhoanganh@yahoo.com) 08/07/2007

VC với Mark Shuttleworth hôm rồi hữu ích vì cộng đồng nguồn mở lâu lắm mới lại ngồi với nhau và sới lên các vấn đề làm như thế nào và làm cái gì, dù cũng chưa có giải pháp gì cụ thể. Hy vọng, có nhiều VC như thế này được tổ chức nữa.

Có điều em thấy hơi tiếc là thời gian ngắn quá, không có nhiều thời gian trao đổi kỹ về ODF và OOXML. Các trao đổi của Mark Shuttleworth vẫn bị thiên lệch:

  • Mark nói: Không nên có 2 chuẩn song song, chỉ nên có 1 chuẩn dùng chung duy nhất, và ODF ra đời trước + đảm bảo về mặt kỹ thuật ---> OOXML không nên có. Em thấy chưa thuyết phục lắm, nếu chúng ta nói về choice (sự lựa chọn). PMNM ra đời vì đưa đến nhiều sự lựa chọn hơn cho mọi người. OOXML đưa đến 1 lựa chọn nữa về các chuẩn, biết đâu sau này có những doanh nghiệp/cộng đồng lại chọn OOXML để phát triển bên cạnh ODF. Vì nếu không tại sao ISO lại consider (xem xét) OOXML.

  • Siết chặt bản quyền: nói như anh Nghĩa OSS cứ như là cây gậy thần ý --> OSS làm được mọi việc. Theo em mình chỉ nên đẩy mạnh để phát triển công nghiệp phần mềm thôi.


Mã Hoàng Hải: (haimh.oss@gmail.com) 08/07/2007

Qua ý kiến trao đổi của anh Tú, tôi chấy có vài điểm cần làm rõ hơn, cụ thể như sau:

Thực ra ý Mark không phải là vậy, theo tôi hiểu, ý Mark muốn nhấn mạnh tính thống nhất của một chuẩn duy nhất. Chứ không nên có hai chuẩn song song cho cùng một vấn đề (chuẩn tài liệu). Nếu không thống nhất được chuẩn chung này các hãng sản xuất phần mềm sẽ không biết là phải triển khai (implement) cái nào hay là hỗ trợ cả hai... Thế thì đặt ra chuẩn chung để làm gì?

Đúng là OSS không phải là cây gậy thần, càng không thể nói là làm được mọi việc. Có điều, nếu cả cộng đồng phối hợp, cố gắng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong nước và nếu nhận thức của xã hội biết đến một lựa chọn giải quyết tốt vấn đề tôn trọng bản quyền thì đúng là việc đáng làm. Hi vọng thời gian tới, cộng đồng nguồn mở sẽ có những bước đi cụ thể và tìm thấy những nhu cầu thiết thực của người sử dụng (doanh nghiệp/tổ chức) để cùng đáp ứng...


Nguyễn Hồng Quang: (nguyen.hong.quang@auf.org) 08/07/2007

Có lẽ Tú không đọc hết các bài anh Nghĩa đã dịch và post (gửi) lên blog của anh ấy xung quanh chủ đề này;

Về chuyện có nhiều chuẩn để cạnh tranh “cho nó cởi mở” thì đã có người đề cập rồi. Không phải vì ODF ra đời trước và được adopt (chấp nhận) trước thì không nên và không thể thay đổi. Chuẩn là do con người tạo ra nên nó hoàn toàn có thể biến đổi theo thời gian sao cho (về nguyên tắc) càng ngày càng hợp lý, khách quan và chính xác hơn. Nếu OOXML chứng tỏ nó vượt trội hơn hẳn ODF thì sẽ chẳng có ai có thể phản đối nó. Vấn đề là không ai có thể nói điều đó, kể cả M$. Nói nên chấp nhận cả 2 chuẩn để “cạnh tranh phát triển” thì chỉ là nguỵ biện vì như thế thì không thể gọi là chuẩn được.

Nếu có 2 chuẩn không tương đương cho cùng một đại lượng thì sẽ chỉ có suốt ngày cãi nhau ai tốt ai dở. Thực tế là có rất nhiều đơn vị đo lường khác nhau cho cùng một đại lượng như chiều dài, cân nặng. Tuy nhiên, trong thực tế này lại có hai nguyên nhân: lịch sử và sự chuyển đổi tương đương. Thí dụ các đơn vị inch, foot, .v.v. do người Anh đưa ra trước hết hệ cm, m, .v.v. Chúng vẫn tồn tại một phần do nguyên nhân lịch sử.

Nhưng điều quan trọng hơn là các hệ đơn vị này là hoàn toàn tương đương và có công thức chuyển đổi từ đơn vị nọ sang đơn vị kia một cách dễ dàng. Với ODF và OOXML thì phức tạp hơn: chưa ai có thể đưa ra một convertissor cho phép chuyển tương đương hai tệp tin giữa 2 định dạng này. ODF đã được ISO adopt (chấp thuận) vì nó đã hội đủ các tiêu chuẩn của một norm theo tiêu chí của ISO. Nay nếu M$ chứng minh được rằng OOXML tương đương với ODF và đưa ra một bộ convertissor hoàn hảo thì có lẽ thiên hạ cũng chẳng cần tranh cãi. Vấn đề là M$ không (và có lẽ không bao giờ) muốn chấp nhận ODF và họ khăng khăng OOXML của họ là tốt hơn hẳn (với điều kiện dùng phần mềm do M$ sản xuất, tất nhiên), vì thế mới nên chuyện. Còn chuyện ISO phải consider (xem xét) OOXML vì M$ là một thành viên của ISO (và của rất nhiều tổ chức quốc tế khác nữa). Họ còn có cả một lực lượng đồng minh hùng mạnh do vị thế thống trị de facto của họ. Họ có quyền propose (đệ trình) một standard (tiêu chuẩn) và ISO có trách nhiệm phải xem xét. Và nếu M$ vận động được đủ số phiếu tín nhiệm của các quốc gia thành viên thì ISO bắt buộc phải thông qua. Còn việc có 2 chuẩn sẽ có tác hại (hay lợi thế) cho sự phát triển thì sẽ phải đợi lịch sử trả lời.

Đây là một vài suy nghĩ của mình xung quanh vấn đề này.


Lê Trung Nghĩa: (ltnghia@yahoo.com) 08/07/2007

Anh tiếc một VC hữu ích như vậy mà Bộ BCVT chỉ có mình Tú đi đại diện, nó rất khác với những gì xảy ra với Bill Gates, nhưng chuyện này không phải kỹ thuật, dù nó hơi buồn cho dân OSS (phần mềm nguồn mở) Việt Nam. Anh không rõ nếu tổ chức nhiều buổi như thế nữa thì có ai trong Bộ đi không?

Về chuyên nên có 2 hay 1 chuẩn thì anh gửi kèm đây cho Tú tệp đính kèm để nói 2 hay 1 chuẩn thì tốt hơn. Cái đó không phải chúng ta, những người không biết mấy về chuẩn và OSS (phần mềm nguồn mở) nói, mà do Liên minh ODF (Liên minh Định dạng Tài liệu Mở) nói.

Tú nói biết đâu sau này có người muốn áp dụng OOXML thì sao ư? Anh nghĩ Tú có thể xem lại bài hôm nay anh vừa post (đưa) lên mạng, trong đó có định nghĩa của ISO và các cơ quan tiêu chuẩn khác về một tiêu chuẩn. Nó sẽ giải thích cho mọi người vì sao OOXML không thể là một tiêu chuẩn theo các định nghĩa đó tại thời điểm này vì hiện tại OOXML chỉ có thể áp dụng được cho đúng một mình MS Office của Microsoft. Nếu sau này có ai đó áp dụng được OOXML thì hãy để đến lúc đó sẽ tính chuyện đưa OOXML thành một tiêu chuẩn được.

Hơn nữa, đọc tài liệu Tú sẽ thấy được chủ trương của M$ là không muốn cho ai có thể thực hiện được việc tích hợp đó ngoại trừ một mình M$. Còn nữa, bài viết cũng đề cập tới hàng trăm vấn đề cần được bổ sung làm rõ đối với OOXML. Như vậy làm sao có thể gọi OOXML là một chuẩn mở được như tên nó muốn có Office Open XML. Không thể có một chuẩn ISO “mở ” - “đóng” được. Điều này sẽ thật nực cười. Mà khi không ai làm việc được với nó thì tính tương hợp của các hệ thống thông tin coi như là không bao giờ có được.

Hy vọng lần sau có những cuộc như gặp Mark, cả nước sẽ hân hoan đi đón, chứ không chỉ hân hoan đón Bill Gates.

Quên mất, còn một ý nữa anh chưa trả lời Tú, đó là OSS là cây gậy thần (trong mọi lĩnh vực của CNTT và TT) hay không thì anh chưa khẳng định, nhưng OSS với các bộ phần mềm văn phòng như OpenOffice, Koffice... thì chắc chắn trong trường hợp này là cây gậy thần rồi, vì nó chắc chắn thay thế được MS Office. Điều này thế giới khẳng định, không cần phải nhờ tới cộng đồng nguồn mở Việt Nam khẳng định hộ. Còn về ảnh hưởng của OSS thế nào với thế giới thì anh lại xin gửi Tú tài liệu đính kèm. Nó nói về OSS của châu Âu là chính, nhưng cũng nói tới OSS trên toàn cầu nữa đó.


Nguyễn Ái Việt: (naviet@mpt.gov.vn) 11/07/2007

Diễn đàn của ta có lẽ là một diễn đàn học thuật hơn là một diễn đàn doanh nghiệp kiểu consortium có quyền lợi kinh tế hoặc xã hội. Tôi hiểu thế không biết có đúng không.

Vì thế có lẽ nên có những ý kiến phản biện như của anh Tú, chứ nói mãi một chiều chán lắm. Phải có chút phản biện mới kích thích suy nghĩ. Đúng sai chưa phải quan trọng, vì thực ra trong CNTT rất khó biết trước cái gì là xu thế.

Nội dung không phải bao giờ đa số cũng đúng. Làm việc theo lối hội đồng thể hiện một sự thiếu tự tin. Bởi vì đem ra bỏ phiếu vào lúc một phát kiến mới ra đời, thì không bao giờ có Einstein, Godel hay Turing.

Vì thế quy trình hình thành chuẩn là một quá trình hết sức phức tạp và được nhóm nghiên cứu về Khung tương hợp Chính phủ (GIF) của UNDP thảo luận rất nhiều tại Bắc Kinh vừa rồi. Nó không đơn giản như chúng ta nghĩ, bỏ phiếu nói không, hay có một cơ quan quốc tế>

Theo ý tôi, các chuẩn là một quá trình đấu tranh giữa các tập đoàn kinh tế, nhà nước và các chuyên gia cần phải tỉnh táo và cởi mở. Cái gì được xã hội chấp nhận in long term (về lâu dài) thì nó sẽ là chuẩn, chứ không phải là do phong trào.

Cụ thể về OOXML ta có thể từ từ bàn, tuy nhiên để tránh không khí nóng lên một cách vô ích có vài câu hỏi sau:

  1. OOXML có phải là chuẩn mở hay không? Chúng ta chấp nhậ định nghĩa nào về chuẩn mở?

  2. Nếu ai đó liên tục post (gửi) bài ca ngợi, quảng cáo cho OOXML trên diễn đàn này theo tốc độ 2, 3 email thì có chấp nhận được không?

Chúc vui


Lê Trung Nghĩa: (ltnghia@yahoo.com) 11/07/2007

Cảm ơn anh Việt đã tham gia ý kiến. Tôi sẽ post (gửi) ngay ý kiến của anh Tú và những ý kiến trả lời lên Blog. Cuối mỗi bài trên Blog đều có chỗ để mọi ý kiến đóng góp được đưa lên. Rất tiếc cho tới nay chưa thấy ai post (đưa) lên cả. Hy vọng từ nay về sau, các ý kiến đóng góp sẽ luôn được post (đưa) lên Blog.


Vũ Đỗ Quỳnh: (vu.do.quynh@auf.org) 11/07/2007

“Theo ý tôi, các chuẩn là một quá trình đấu tranh giữa các tập đoàn kinh tế, nhà nước và các chuyên gia cần phải tỉnh táo và cởi mở. Cái gì được xã hội chấp nhận in long term (về lâu dài) thì nó sẽ là chuẩn, chứ không phải là do phong trào.

Cụ thể về OOXML ta có thể từ từ bàn, tuy nhiên để tránh không khí nóng lên một cách vô ích có vài câu hỏi sau:

1. OOXML có phải là chuẩn mở hay không? Chúng ta chấp nhậ định nghĩa nào về chuẩn mở?”

(Ý của anh Việt)

Vậy câu hỏi thành hai câu hỏi:

1) OOXML có phải là một chuẩn không?

2) Nếu coi OOXML như là một chuẩn, chuẩn đó có phải là chuẩn mở hay không?

Một số câu trả lời nằm trong cách định nghĩa “Chuẩn” và “Chuẩn mở”, có thể tham khảo ở đây:

http://en.wikipedia.org/wiki/Open_standards

Tuy nhiên có thêm việc phân biệt giữa “chuẩn tốt” (good standard) và “chuẩn không tốt“ (bad standard)

Vừa rồi ông Mark Shuttleworth, qua Visioconferencing với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã nói:

The key character of a good standard is that it is easy to implement!” (Đặt tính chủ chốt của một chuẩn tốt là nó dễ dàng triển khai)

Thường người ta cho rằng ODF là good standard (chuẩn tốt) còn (tạm thời) OOXML là “not a good standard candidate” (một ứng cử viên tiêu chuẩn không tốt) trên quan điểm nói trên.

2. Nếu ai đó liên tục post bài ca ngợi, quảng cáo cho OOXML trên diễn đàn này theo tốc độ 2,3 email thì có chấp nhận được không? (ý của anh Việt)

Nếu có ai có căn cứ *cụ thể và khách quan* để bảo vệ (quảng cáo) OOXML, thì tại sao người đó không được chấp nhận?

Chúc mạnh khoẻ.

-----

PS: Vì các bài viết trong thư đều là tiếng Việt không dấu nên có thể có những sai sót. Vì vậy mong các tác giả thông cảm và gửi theo địa chỉ thư này ( ltnghia@yahoo.com ) để sửa lại cho đúng hoặc đưa phần sửa lên phần Post ở cuối của bài này. Xin chân thành cảm ơn và mong muốn tất cả cùng đóng góp ý kiến để tìm kiếm được sự đồng thuận.

----

Nguyễn Ái Việt: 11/07/2007

Có lẽ phải hỏi thêm thế nào là "chuẩn tốt" ( Rối rắm quá nhỉ). Theo quan niệm của tôi (đã trình bày trong mail trước): được thực tế chấp nhận tức là tốt. Có nghĩa là hiện nay chúng ta chưa biết cái nào tốt, mặc dù có thể rất nhiều người mong muốn một chuẩn nào đó sẽ là tốt mà không phải đợi kiểm nghiệm thực tế.

Anh Quỳnh tránh không đưa ra câu trả lời. Như vậy, rất an toàn

Theo định nghĩa của tôi (chắc không khác gì của Wikipedia), OOXML là chuẩn mở. Nếu như vậy sao không để nó tự chứng minh tính tốt hay không tốt của mình.

Nói như thế không có nghĩa là tôi cổ vũ cho OOXML (trái lại tôi là người chuyên sử dụng UNIX, ít kinh nghiệm sử dụng đồ MS và mong sao phải học sử dụng đồ MS càng ít càng tốt) mà chỉ lưu ý rằng vấn đề chuẩn không hề giản đơn, không phải do ý chí mà thành. Lý do chỉ giản đơn là những người làm là OOXML không phải là những người dốt hơn chúng ta và họ không phải không có việc làm mới làm ra nó.

Tuy chúng ta rất mong đợi vào ODF, nhưng khung tương hợp của nhiều nước vẫn chấp nhận PDF và DOC. Chẳng hạn MAMPU là tử thù của Bill Gates nhưng vẫn phải chấp nhận DOC trong MYGIF. C'est la vie. Mong muốn và thực tế bao giờ cùng có khỏang cách.Nguyễn Ái Việt: 11/07/2007

Có lẽ phải hỏi thêm thế nào là "chuẩn tốt" ( Rối rắm quá nhỉ). Theo quan niệm của tôi (đã trình bày trong mail trước): được thực tế chấp nhận tức là tốt. Có nghĩa là hiện nay chúng ta chưa biết cái nào tốt, mặc dù có thể rất nhiều người mong muốn một chuẩn nào đó sẽ là tốt mà không phải đợi kiểm nghiệm thực tế.

Anh Quỳnh tránh không đưa ra câu trả lời. Như vậy, rất an toàn.

Theo định nghĩa của tôi (chắc không khác gì của Wikipedia), OOXML là chuẩn mở. Nếu như vậy sao không để nó tự chứng minh tính tốt hay không tốt của mình.

Nói như thế không có nghĩa là tôi cổ vũ cho OOXML (trái lại tôi là người chuyên sử dụng UNIX, ít kinh nghiệm sử dụng đồ MS và mong sao phải học sử dụng đồ MS càng ít càng tốt) mà chỉ lưu ý rằng vấn đề chuẩn không hề giản đơn, không phải do ý chí mà thành. Lý do chỉ giản đơn là những người làm là OOXML không phải là những người dốt hơn chúng ta và họ không phải không có việc làm mới làm ra nó.

Tuy chúng ta rất mong đợi vào ODF, nhưng khung tương hợp của nhiều nước vẫn chấp nhận PDF và DOC. Chẳng hạn MAMPU là tử thù của Bill Gates nhưng vẫn phải chấp nhận DOC trong MYGIF. C'est la vie. Mong muốn và thực tế bao giờ cùng có khỏang cách.

-------

Lê Trung Nghĩa: 12/07/2007

Thực sự cuộc tranh luận này là rất có ích. Anh Việt đúng khi nói MyGIF vẫn phải chấp nhận DOC mặc dù MAMPU là tử thù của Bill Gates. Tuy nhiên, ở đây có 2 vấn đề.

Thứ nhất, không rõ phiên bản MyGIF anh Việt đưa ra là phiên bản nào.

Thứ hai, nếu nó là phiên bản 1.0 ra đời tháng 08/2003 thì hoàn toàn đúng như anh nói, vì ở trang 47 dưới đề mục 4.2.2 Document (Tài liệu) có ghi:

Recommended standards / specifications: (Các tiêu chuẩn/đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo)

  • Portable Document format (.pdf) version 3, 4, 5 – for read-only documents; and (Định dạng tài liệu mang xách được (.pdf) phiên bản 3, 4, 5 – các tài liệu chỉ để đọc.

  • Microsoft Word Document (.doc) – Word 97 format. Tài liệu của Microsoft Word – định dạng Word 97.

Vấn đề là mọi việc chưa dừng ở đây. MAMPU không chỉ có MyGIF, mà còn có MyGIFOSS (lại là MyGIF + OSS). Trong khi MyGIF 1.0 ra đời vào 08/2003 thì MyGIFOSS sau đó hơn 2 năm vào tháng 02/2006.

Trong tài liệu MyGIFOSS này, ở phần 1. Introduction (Giới thiệu), trang 9, dòng 5 từ trên xuống ghi: “ MyGIFOSS is prepared as a supplement to the Malaysian Government Interoperability Framework version 1.0 (MyGIF), August 2003”, dịch ra là: “MyGIFOSS được chuẩn bị như một bổ sung cho Khung Tương hợp của Chính phủ Malaysia phiên bản 1.0 (MyGIF), tháng 08/2003”, nghĩa là MyGIFOSS bổ sung cho MyGIF v1.0 vừa nêu ở trên.

Tiếp theo, tại mục 3.2.2 Document (Tài liệu), trang 32, 33 có ghi:

Recommended standards/specifications:

- OASIS Open Document Format for Office Applications v1.0

Other recommended standards and specifications for documents are as specified in MyGIF, with the exception of the Microsoft Office Word Document (.doc) format. This is because the format is not fully portable to other platforms and word processing software.

Các tiêu chuẩn/đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo:

- Định dạng tài liệu mở của OASIS cho các ứng dụng văn phòng phiên bản 1.0

Các tiêu chuẩn và đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo khác cho các tài liệu được chỉ định trong MyGIF, ngoại trừ định dạng tài liệu Word của Microsoft Office (.doc). Điều này bởi vì định dạng này không mang xách hoàn toàn được đối với các nền tảng và các phần mềm xử lý văn bản khác.

Cần nhấn mạnh rằng không phải tới bản MyGIFOSS tháng 02/2006 mới có cách tiếp cận loại bỏ các định dạng DOC của Microsoft, mà nó còn có từ sớm hơn trong phiên bản MyGIFOSS FS-1 ra đời ngày 01/04/2005, nghĩa là sau gần 2 năm so với MyGIF v1.0.

Trong phiên bản MyGIFOSS FS-1 này, cũng ở phần 1. Introduction (Giới thiệu), trang 7, dòng 7 từ trên xuống ghi: “ MyGIFOSS is prepared as a supplement to the Malaysian Government Interoperability Framework version 1.0 (MyGIF), August 2003”, dịch ra là: “MyGIFOSS được chuẩn bị như một bổ sung cho Khung Tương hợp của Chính phủ Malaysia phiên bản 1.0 (MyGIF), tháng 08/2003”, nghĩa là MyGIFOSS bổ sung cho MyGIF v1.0 vừa nêu ở trên.

Tiếp theo, trên trang 55, phần 3.2.2 Document (Tài liệu) ghi:

Recommended standards/specifications:

- Openoffice.org document (.sxw) – adopted by OASIS under Open Office XML format 1.0 (draft)

Other recommended standards and specifications for documents are as specified in MyGIF, with the following exception which is not recommended:

- Microsoft Office Word Document (.doc)

The Microsoft Word document format has many versions (e.g. 2.0, 6.0, 95, 97/00, 2003) with various levels of support even within Microsoft Word itself. Further, the format is not fully portable to other platforms or word processors.

Các tiêu chuẩn/đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo:

- Tài liệu OpenOffice.org (.sxw) – được chấp thuận bởi OASIS theo định dạng Open Office XML 1.0 (dự thảo).

Các tiêu chuẩn và đặc tả kỹ thuật được khuyến cáo khác cho các tài liệu như được chỉ định trong MyGIF, với ngoại lệ sau mà nó không được khuyến cáo:

- Tài liệu Word của Microsoft Office (.doc)

Định dạng tài liệu Word của Microsoft có nhiều phiên bản (2.0, 6.0, 96, 97/00, 2003) với một loạt các mức hỗ trợ ngay cả bên trong bản thân Microsoft Word. Hơn nữa, định dạng này không hoàn toàn mang xách được sang các nền tảng hoặc các trình xử lý văn bản khác.

Như vậy đã rõ, MyGIFOSS FS-1 và MyGIFOSS ra sau MyGIF v1.0 và đã phủ nhận MyGIF v1.0 trong vấn đề về định dạng tài liệu văn phòng, mà cụ thể trong trường hợp này là tài liệu văn bản DOC.

Kèm với phần viết này, tôi xin gửi tới các anh chị cả 3 bản MyGIF v1.0 và MyGIFOSS FS-1 và MyGIFOSS.

Với chứng minh này, tôi thấy có mấy điều sau:

1. Rất có thể ngay sau phiên bản MyGIFOSS còn có phiên bản MyGIF hoặc MyGIFOSS hoặc MyGGGG gì đó nữa mà chúng lại phủ nhận MyGIFOSS này, thì chuyện đó là bình thường vì tiêu chuẩn là một thứ thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của nghiệp vụ và/hoặc công nghệ.

2. Bức thư trước, anh Việt có câu: “Làm việc theo lối hội đồng thể hiện một sự thiếu tự tin”. Tôi nghĩ việc tự tin không bao giờ là tồi, chỉ có điều nếu tự tin quá cũng có thể có lúc sai, như trong trường hợp cụ thể này và nếu cái sai này nhỏ, ta có thể nhanh chóng sửa được thì sẽ không có vấn đề gì. Ngược lại, nếu nó ảnh hưởng tới toàn cục thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Nhắc tới điều này, tôi muốn sới lên một điều khác như sau: Mục đích của việc mua MS Office vừa qua của Chính phủ đầu tiên là để ngay lập tức giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam mà việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam là hoàn toàn đúng và cần phải làm. Có điều 2 việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền và mua MS Office cần được hiểu là 2 điều khác nhau.

4. Vì mục đích là việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là chính, nên điều này sẽ không đồng nghĩa với việc đã mua MS Office rồi thì cứ phải sử dụng nó (vì mua là chỉ để giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền) chỉ với lý do là ta đã quen với nó. Nếu quả thực thế giới chứng minh được rằng nó không có lợi, như những bài mà tôi đã đưa lên blog, hoặc chúng ta tự thấy không đủ sức theo mãi, hoặc cả 2 lý do trên, thì nó cũng giống như việc chúng ta đang bị nghiện ma tuý vậy, mà nghiện ma tuý là một việc có hại cho sức khoẻ, ta nên đi cai nghiện hơn là tiếp cận theo một cách khác tiêu cực hơn, dạng đã chót nghiện, chót mua thì phải chót sài nốt, để (có thể) sau đó lại phải mua tiếp, sài tiếp và lại nghiện tiếp. Cái vòng luẩn quẩn đó sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho cả anh, cả tôi và cả mọi người. Xã hội sẽ không phải chịu gánh nặng nào nếu không ai bị nghiện, dù là anh hay tôi.

5. Có thể những điều trên tôi nghĩ chưa hết, xin các anh các chị chỉ giáo cho.

Tải các tài liệu liên quan từ mục số 11 các địa chỉ sau:

http://blog.360.yahoo.com/blog-LU.CUQA9b6gRyol5jVT.?p=44

hoặc địa chỉ:

http://nghialetrung.blogspot.com/2007/06/ti-v-tiu-chun-odf-v-cc-ti-liu-quan-trng.html

No comments: