- Tài liệu văn phòng được tạo ra, lưu trữ và trao đổi trong công việc hàng ngày của mọi khu vực kinh tế như nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhiều năm qua, toàn thế giới đã và đang sử dụng các bộ phần mềm văn phòng để làm việc này, trong đó bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office chiếm thị phần gần như tuyệt đối. Địa vị thống trị độc quyền của Microsoft được thực hiện thông qua một hệ thống chính sách về giấy phép bản quyền sử dụng phần mềm với giá cắt cổ mà ngay cả các quốc gia phát triển cũng không chấp nhận nổi.
Địa vị thống trị này hiện đang bị lung lay bởi định dạng tài liệu mở – ODF, một định dạng đã được giới công nghiệp trên thế giới đồng thuận triển khai và được một tổ chức tiêu chuẩn có uy tín là OASIS (Organization for the Advancement of Structured Information Standards) duy trì và phát triển từ 6 năm nay và đã được Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO công nhận là một tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 26300:2006 vào tháng 11/2006.
ODF là hoàn toàn mở, có sẵn, trung lập và không phụ thuộc vào nhà cung cấp nào. Nó làm cho các tài liệu văn phòng có thể mở được, trao đổi được và lưu trữ được trong mọi bộ phần mềm văn phòng khác nhau mà không bị phụ thuộc vào bộ phần mềm văn phòng nào sinh ra các tài liệu đó. Nó kích thích sự cạnh tranh và đổi mới. Và điều này đương nhiên không phải là mong muốn của Microsoft.
Cuộc chiến bắt đầu từ việc Microsoft cũng đưa ra một định dạng OOXML riêng của mình và nhanh chóng được Hội các nhà sản xuất máy tính – ECMA (European Computer Manufacturers Association) thông qua ngày 07/12/2006 rồi Microsoft sau đó đệ trình lên ISO để mong được thông qua như một tiêu chuẩn quốc tế ISO vào cuối tháng 12/2006. Tháng 02/2007 một hội đồng của ISO với 20 quốc gia đã không chấp nhận việc này và Microsoft buộc phải chờ cho tới ngày 02/09/2007 để được ISO đánh giá lại theo một qui trình nhanh (fast track).
Chiêu bài “Phần mềm tự do nguồn mở vi phạm 235 bằng sáng chế của Microsoft” đã không đe doạ nổi các hãng hỗ trợ phần mềm tự do nguồn mở lớn như Red Hat, Canonical hay Mandriva, mà ngược lại nó bị các hãng này thẳng thừng từ chối và nó chỉ làm cho chân tướng bảo vệ lợi ích độc quyền không vì người tiêu dùng của Microsoft càng lộ rõ hơn bao giờ hết với toàn thế giới.
Hiện đã có tới hơn 30 ứng dụng khác nhau, kể cả các ứng dụng thương mại lẫn tự do nguồn mở trên thế giới sử dụng định dạng ODF, trong khi định dạng OOXML chỉ một mình Microsoft có và không thể làm việc toàn phần được với bất kỳ sản phẩm nào khác, nó khoá trói mọi người sử dụng vào chỉ Microsoft.
Cho tới nay có hàng loạt chính phủ đã công nhận ODF là tiêu chuẩn quốc gia của mình như Mỹ, Bỉ, Pháp, Phần Lan, Ý, Nauy, Nhật, Trung Quốc, Malaysia, Đan Mạch và một số khác đang có xu hướng như vậy như Đức, Brazil, Croatia, Balan, Thái Lan... Ngay tại Mỹ hàng loạt các bang cũng đòi công nhận ODF như Massachusetts, Minnoseta và New York.
Có thể nói, chưa bao giờ trong lịch sử mà làn sóng các chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới đấu tranh để phản đối OOXML lại rộng khắp và khốc liệt như bây giờ. Có tới 124 quốc gia tham gia cuộc bỏ phiếu lần này tại ISO đối với OOXML.
Cũng chưa bao giờ trong lịch sử mà làn sóng chuyển đổi sang sử dụng hệ điều hành nguồn mở Linux (đương nhiên sẽ chạy cùng với bộ phần mềm văn phòng nguồn mở như OpenOffice) lại mạnh mẽ và rộng khắp như bây giờ, khi mà 2 trong số 5 hãng cung cấp máy tính hàng đầu thế giới là Dell và Lenovo đã và đang gặt hái những thành công và mở rộng thị trường của họ với các máy tính cá nhân cả để bàn lẫn xách tay cài đặt sẵn các hệ điều hành Linux, cùng với các chương trình máy tính giá rẻ chạy hệ điều hành Linux như “Mỗi đứa trẻ một máy tính xách tay” – OLPC do Nicholas Negroponte khởi xướng, Classmate PC của Intel, Mobilis của Ấn độ, ASUS... Bên cạnh đó còn là xu hướng một số hãng cung cấp máy tính khác đưa ra các mẫu máy tính cá nhân dù vẫn chạy hệ điều hành Windows nhưng cài đặt sẵn bộ phần mềm văn phòng nguồn mở OpenOffice và các phần mềm tự do nguồn mở khác. Tất cả những động thái đó đang làm thay đổi nhanh chóng bức tranh của thị trường hệ điều hành và phần mềm ứng dụng văn phòng cho máy tính cá nhân mà trước kia hầu như chỉ dành cho một mình Microsoft.
Vì những lý do trên nên thật dễ hiểu vì sao Microsoft lại vội vàng và bằng mọi giá đến thế nào trong việc thúc giục ISO cùng các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia giải quyết OOXML theo một qui trình chuẩn hoá nhanh cho dù đặc tả kỹ thuật của OOXML còn vô số các lỗi kỹ thuật với hơn 6000 trang đã được các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới bình luận trong thời gian qua.
Cho dù phán quyết của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO vào ngày 02/09/2007 sắp tới đối với OOXML có là thế nào đi chăng nữa thì cuộc nổi dậy đồng khắp này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra một thời kỳ mới có lợi đối với thế giới phần mềm tự do nguồn mở, đặc biệt có lợi cho các quốc gia đang phát triển, cho những người sử dụng thuộc mọi tầng lớp ở mọi quốc gia và sự suy giảm ảnh hưởng độc quyền của Microsoft trên lãnh địa máy tính cá nhân trên phạm vi toàn cầu. Cuộc nổi dậy này có ảnh hưởng rất lớn trong giải quyết vấn đề phân cách số, phân cách giàu nghèo của thế giới ngày nay trong kỷ nguyên thông tin.
Trần Lê
Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!
Tuesday, August 21, 2007
Cuộc chiến toàn cầu về định dạng tài liệu văn phòng
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2007
(239)
- ► 09/30 - 10/07 (11)
- ► 09/23 - 09/30 (12)
- ► 09/16 - 09/23 (13)
- ► 09/09 - 09/16 (11)
- ► 09/02 - 09/09 (18)
- ► 08/26 - 09/02 (21)
-
▼
08/19 - 08/26
(12)
- Tin tổng hợp về bỏ phiếu cho OOXML
- Balan chống lại MSOOXML
- Tạp chí Maximum PC gợi ý bạn thử Ubuntu
- Jordan lobby hộ Microsoft?
- Máy tính để bàn Linux ở Ấn Độ
- ODF và MSOOXML trên Web
- Tôi là nạn nhân của OOXML (tiếp)
- Cuộc chiến toàn cầu về định dạng tài liệu văn phòng
- Shuttleworth và Ars đặt vấn đề về các lựa chọn của...
- OOXML Có trở thành tiêu chuẩn định dạng tài liệu ISO?
- Các khả năng biểu quyết cho OOXML
- Tôi là nạn nhân của OOXML
- ► 08/12 - 08/19 (14)
- ► 08/05 - 08/12 (15)
- ► 07/29 - 08/05 (14)
- ► 07/22 - 07/29 (14)
- ► 07/15 - 07/22 (14)
- ► 07/08 - 07/15 (10)
- ► 07/01 - 07/08 (9)
- ► 06/24 - 07/01 (7)
- ► 06/17 - 06/24 (10)
- ► 06/10 - 06/17 (34)
No comments:
Post a Comment