-
Mua tận ngọn, bán tận gốc
Tiếp theo bài “Giật mình” đăng trên Tin học và Đời sống số tháng 1/2007 về nguy cơ lấy “Gia công phần mềm” là hướng đi chính cho việc phát triển nền công nghiệp công nghệ thông tin nước nhà trong giai đoạn hiện nay, còn một nguy cơ hiển hiện nữa là việc nhà nhà ra tay bỏ nhiều triệu đô cho việc đầu tư sắm Office như đã được nêu trong Tin học và Đời sống số tháng 2/2007.
Việc gia công phần mềm bên cạnh những ưu điểm về giải quyết công ăn việc làm cho một số không nhỏ các lập trình viên, còn được giới phần mềm thế giới, trong đó có cả Việt Nam, biết đến với một cụm từ “bán thân” (body sell), thường là công việc có giá trị chất xám thấp nhất trong qui trình làm phần mềm vì những công việc có giá trị lớn hơn nhiều đòi hỏi phải có những người giỏi về kiến trúc, về thiết kế, về phân tích, về marketing, về bán hàng.... phần mềm đều đã do công ty mẹ thực hiện.
Việc phải mua các phần mềm thương mại trong một số trường hợp là điều cần thiết, nhưng nó không thể bị lợi dụng khi bên cạnh nó còn có những phương án thay thế tốt về mặt kỹ thuật mà chỉ cần có quyết tâm của nội lực là thực hiện được .
Hai câu chuyện ở 2 khía cạnh khác nhau, nhưng những người hưởng lợi từ việc phất cao ngọn cờ gia công phần mềm và mua phần mềm Office với mọi lý do có thể là một vài doanh nghiệp nào đó, nhưng dứt khoát không phải là đa số các doanh nghiệp công nghệ thông tin, và càng không phải là các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong một chiến lược dài lâu về ứng dụng và phát triển nền công nghiệp phần mềm nói riêng, nền công nghệ thông tin và truyền thông nước nhà nói chung.
Có điều là với doanh nghiệp thì lợi ích kinh doanh mới là yếu tố sống còn của họ. Nhưng với một quốc gia thì khác.
Chỉ mới vừa rồi, Chỉ thị 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính thể hiện cho thế giới việc Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ các chuẩn mực về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và khẳng định bước hội nhập sâu của nước ta với cạnh tranh quốc tế và WTO mà Việt Nam nay đã là một thành viên đầy đủ.
Điều này đặt chúng ta vào một thế lưỡng nan, hoặc bỏ ra hàng núi tiền để theo đuổi chính sách quốc gia về CNTT theo kiểu “Mua tận ngọn”, hoặc phải mở ra một lối thoát để GIẢI PHÓNG DÂN TỘC khỏi sự lệ thuộc vào phần mềm độc quyền của nước ngoài và phát triển nền công nghệ thông tin trong nước.
Phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở chính là con đường mà chúng ta cần lựa chọn và thúc đẩy phát triển hơn bao giờ hết vào thời điểm gian nguy này của dân tộc, cũng là con đường mà Chính phủ Việt Nam đã vạch ra trong quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 02/03/2004. Cần thiết phải huy động mọi lực lượng trong xã hội, với sự đồng tâm hiệp lực của khu vực nhà nước, giới doanh nghiệp công nghệ thông tin nước nhà và của mọi người dân, bằng những việc làm cụ thể, góp phần vào việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi hội nhập WTO, hội nhập nền kinh tế thế giới. Mọi lực cản, sức ỳ đi ngược lại con đường sống đã được vạch ra này đều phải được loại bỏ một cách triệt để và ngay lập tức.
Chính sách của Quốc gia không thể được làm theo kiểu “Mua tận ngọn, Bán tận gốc”.
Trong kỷ nguyên thông tin hiện nay, việc khẳng định sức mạnh quốc gia thông qua việc phát triển nền công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ lợi ích phát triển thông qua các chương trình xây dựng Chính phủ điện tử luôn là đích ngắm cho mọi dân tộc trên thế giới, không phân biệt các nước phát triển hay các nước đang phát triển.
Liệu chúng ta có thể xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam, nếu trong suy nghĩ của một số lãnh đạo, ra quyết định về công nghệ thông tin và truyền thông vẫn còn tư tưởng “Mua tận ngọn, Bán tận gốc”?
Trần Lê
PS: Bài đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 03/2007, trang 10
Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!
Wednesday, June 13, 2007
Mua tận ngọn, bán tận gốc
Cùng suy ngẫm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2007
(239)
- ► 09/30 - 10/07 (11)
- ► 09/23 - 09/30 (12)
- ► 09/16 - 09/23 (13)
- ► 09/09 - 09/16 (11)
- ► 09/02 - 09/09 (18)
- ► 08/26 - 09/02 (21)
- ► 08/19 - 08/26 (12)
- ► 08/12 - 08/19 (14)
- ► 08/05 - 08/12 (15)
- ► 07/29 - 08/05 (14)
- ► 07/22 - 07/29 (14)
- ► 07/15 - 07/22 (14)
- ► 07/08 - 07/15 (10)
- ► 07/01 - 07/08 (9)
- ► 06/24 - 07/01 (7)
- ► 06/17 - 06/24 (10)
-
▼
06/10 - 06/17
(34)
- Giá nào cho chuyển đổi sang các ứng dụng hỗ trợ ODF?
- Kết luận và khuyến cáo về “tính mở” với ODF & OOXML
- Các quốc gia và tổ chức liên quan đến sự việc OOXM...
- Liệu có cần thiết 2 tiêu chuẩn ISO cho định dạng t...
- Liệu có cần thiết 2 tiêu chuẩn ISO cho định dạng t...
- Liệu có cần thiết 2 tiêu chuẩn ISO cho định dạng t...
- Liệu có cần thiết 2 tiêu chuẩn ISO cho định dạng t...
- Sun có công lớn với ODF, Microsoft lại tấn công IBM
- ODF là tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ, Ý; Nhật, Croati...
- Nauy khuyến cáo sử dụng bắt buộc ODF và PDF
- Chính phủ Brazil mua 150.000 máy tính xách tay giá...
- Microsoft sẽ không kiện người sử dụng Linux
- Microsoft gây sợ hãi, không chắc chắn, nghi ngờ
- Linus Torvald trả lời về các khiếu nại của Microso...
- Vũ khí 3USD của Microsoft chống lại Linux
- Chọn ODF hay OOXML cho tiêu chuẩn của Quốc gia?
- Dell bán máy tính cài đặt sẵn hệ điều hành Ubuntu
- Sử dụng OpenOffice để chia sẻ tệp với người dùng M...
- Ta cho rằng... Người ta hỏi...
- Tổng thống tương lai của Pháp nói về PMNM và chuẩn mở
- UBUNTU và lịch sử ra đời
- Một vài thông tin nổi bật về phần mềm tự do nguồn mở
- Cơ hội chuyển đổi
- Châu Âu và Mỹ đã chi bao nhiêu tiền cho PMNM
- Kinh nghiệm Quốc tế về phần mềm nguồn mở
- Hội nghị châu Á lần thứ 8 về phần mềm nguồn mở
- Mua tận ngọn, bán tận gốc
- Đi tìm câu trả lời
- ODF là tiêu chuẩn ISO, Sun đả kích OOXML của ECMA
- Tính trung lập thị trường và định dạng tài liệu mở...
- Phần mềm nguồn mở (PMNM) với Đề án 112 Chính phủ v...
- Phần mềm nguồn mở với Chính phủ điện tử
- Chuẩn mở và phần mềm nguồn mở ...
- Định dạng tài liệu mở ODF
No comments:
Post a Comment