Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!

Thursday, June 14, 2007

Chọn ODF hay OOXML cho tiêu chuẩn của Quốc gia?

CHỌN ODF HAY OOXML CHO TIÊU CHUẨN TRAO ĐỔI CÁC TÀI LIỆU VĂN PHÒNG CỦA QUỐC GIA?

Giới thiệu

Rất nhiều người trong chúng ta sử dụng máy tính hàng ngày để làm việc và tạo ra các tài liệu từ các bộ phần mềm văn phòng khác nhau. Tuy nhiên chúng ta luôn gặp khó khăn khi trao đổi các tệp tài liệu được tạo ra từ bộ phần mềm văn phòng này khi được mở trong một bộ phần mềm văn phòng khác và ngược lại. Trong trường hợp này, chúng ta nói rằng không có tính tương hợp (Interoperability) giữa các định dạng của các tài liệu được tạo ra từ các bộ phần mềm văn phòng khác nhau đó.

Rõ ràng là người sử dụng cần có một tiêu chuẩn và định dạng tài liệu mở ODF (Open Document Format) đã lĩnh ấn tiên phong trong việc giải quyết vấn đề phiền toái này, cho dù ít lâu sau đó, Microsoft đã đưa ra một định dạng khác là OOXML (Office Open XML) của riêng họ và mong muốn thay thế ODF để thực thi vai trò trên.

Điều rất quan trọng đối với bất kỳ tiêu chuẩn nào là sự mong mỏi của cộng đồng và sự dễ dàng có thể triển khai được với tiêu chuẩn đó trong thực tế. Ngược lại, một tiêu chuẩn không thể triển khai được trong thực tế cho tất cả các bên tham gia có quan tâm sẽ trở nên vô dụng và sẽ trở thành yếu tố cản trở chứ không khuyến khích tính tương hợp. Vì vậy triết lý kỹ thuật của việc thiết kế một tiêu chuẩn là hết sức quan trọng.

Dưới đây ta sẽ xem xét cái triết lý đó thuần khiết về mặt kỹ thuật đối với cả ODF và OOXML để tìm ra chân lý và lựa chọn cho mình để sử dụng.

Nền tảng của ODF

Lịch sử

ODF là một định dạng được phát triển như một tiêu chuẩn trung lập với nhà phân phối. Nó được sinh ra và lớn lên qua một qui trình tiến hoá:

  • Năm 1999 StarDivision bắt đầu làm việc về một định dạng tệp XML có thể tương hợp được cho sản phẩm StarOffice của họ.

  • Tháng 08 cùng năm StarDivision đã được Sun Microsystem mua.

  • Tháng 10/2000, Sun Microsystem đã tung ra một số lượng lớn các mã nguồn cho cộng cộng phát triển dự án OpenOffice.org theo một giấy phép mở. Cùng thời gian này một dự án của cộng đồng XML đã được tạo ra với mục đích xác định một đặc tả kỹ thuật XML cho định dạng tệp có khả năng tương hợp được.

  • Tháng 05/2002 OpenOffice.org phiên bản 1.0 và StarOffice phiên bản 6 đã được tung ra và sử dụng định dạng XML này (SXW).

  • Cũng trong năm 2002 sự hợp tác cùng với các bộ phần mềm văn phòng khác đã được bắt đầu, đặc biệt là dự án KOffice, để tiếp tục tinh luyện tính tương hợp của định dạng này.

  • Tháng 12/2004, một phác thảo lần 2 của định dạng tệp XML này đã được OASIS thông qua để xem xét.

  • Tháng 02/2005, định dạng ODF đã được thông qua như một tiêu chuẩn của OASIS.

  • Sau đó ít lâu, nhiều bộ phần mềm văn phòng khác đã áp dụng tiêu chuẩn này như một phương tiện để lưu trữ các tài liệu.

  • Tháng 11/2005, ODF đã đạt được chứng chỉ của ISO (ISO/IEC 26300).

  • Tháng 02/2007, Tài liệu mở (OpenDocument) phiên bản 1.1 đã được OASIS thông qua. Nó đặc biệt tập trung vào các vấn đề về tính có thể truy cập được.

  • Từ đầu tới cuối, ODF đã và đang tiếp tục phát triển để trở nên phổ biến và được hỗ trợ.

Triết lý

Triết lý đằng sau định dạng này là để thiết kế một cơ chế một cách trung lập với các nhà phân phối từ tận nền tảng cho tới việc sử dụng các tiêu chuẩn đang tồn tại bất cứ nơi nào có thể. Mặc dù điều này có nghĩa rằng các nhà phân phối phần mềm có thể cần phải chỉnh các gói phần mềm riêng lẻ của họ nhiều hơn là nếu họ cứ tiếp tục đi theo con đường ban đầu của mình, những lợi ích của tính tương hợp đã được các bên tham gia hiểu là đủ quan trọng để khẳng định và tôn trọng việc này.

Điều này được phản ánh trong đặc tả kỹ thuật theo nhiều cách, nhưng đặc biệt là:

  • XSL: FO – Định dạng

  • SVG – Hình đồ hoạ vector có khả năng thay đổi co dãn được

  • MathML – Các công thức toán học

  • Xlink – Các liên kết nhúng

  • SMIL – Ngôn ngữ tích hợp đa phương tiện đồng bộ

  • Xforms – Các định nghĩa mẫu biểu

Nền tảng của OOXML

Lịch sử

OOXML là định dạng của Microsoft được phát triển cho bộ phần mềm văn phòng MS Office 2007. Việc phát triển OOXML đã không được thực thi với sự tham khảo ý kiến cộng đồng một cách rõ ràng. Khó mà xác định được định dạng này đã được bắt đầu phát triển khi nào. Tuy nhiên, những thứ sau đây là được biết tới:

  • Microsoft đã sử dụng một định dạng XML như một lựa chọn trong bộ phần mềm MS Office 2003, mặc dù nó không phải là một định dạng ngầm định. Nó không nén được và tất cả các dữ liệu được lưu trữ trong một tệp XML duy nhất, như các dữ liệu nhị phân, như các hình ảnh, được trình bày như các chuỗi BASE64 trong các thẻ đặc biệt binData. Một giấy phép nghiêm ngặt quản lý việc sử dụng định dạng này đã được đưa vào. Nó đã được tung ra vào năm 2003.

  • Microsoft bắt đầu phát triển Microsoft Office 12, được biết tới như “Microsoft Office 2007”. Ở đó, một giản đồ mới của XML (OOXML) đã được phát triển, có thể sử dụng các tệp XML của Office 2003 làm cơ sở. Như ODF, định dạng này lưu trữ các dữ liệu trong một số tệp được nhúng trong một tệp nén .zip. Không có sự tham khảo nào nhìn thấy được đối với cộng đồng xảy ra trong quá trình tạo ra nó.

  • Vì áp lực, Microsoft đã đưa ra các điều khoản về giấy phép của nó vào tháng 01/2005. Tuy nhiên, các điều khoản này không được đưa ra đầy đủ để cho phép các phần mềm tự do sử dụng nó.

  • Ngay sau khi Cộng đồng của Khối Công nghệ Thông tin Massachusetts (Commonwealth of Massachusetts’ Information Technology Division) chọn OASIS ODF như một tiêu chuẩn cho các tài liệu của họ thì Microsoft đã công bố rằng hãng có thể sẽ đệ trình định dạng của hãng lên ECMA để tiêu chuẩn hoá..

  • Tháng 12/2006, ECMA đã thông qua OOXML như một tiêu chuẩn (ECMA 376). Điều này được thực hiện sau khi không hề có tham khảo nhìn thấy được nào của cộng đồng, và khoảng 2 năm rưỡi phát triển kể từ khi đưa ra định dạng XML đóng trước đây của họ (Microsoft Office 2003). Hầu như ngay lập tức OOXML được đệ trình lên ISO để mong được cấp chứng chỉ như một tiêu chuẩn quốc tế vào cuối tháng 12/2006.

  • Tháng 01/2007, một bản phác thảo hơn 6000 trang đã được đưa ra cho các thành viên trong hội đồng của ISO thời hạn 30 ngày để phân tích và trình bày “các phản biện”.

  • Microsoft tung ra Microsoft Office 2007 vào tháng 01/2007.

  • Trong tháng 02/2007, một điều chưa từng có đã xảy ra khi 20 quốc gia đã đệ trình các ý kiến và phản biện đối với tiêu chuẩn này.

  • Dự kiến tới cuối 2007, đầu 2008 ISO mới có thể xem xét lại đề nghị này của Microsoft.

Triết lý

Nhiều người cho rằng định dạng này thực chất là do Microsoft thiết kế cho chính các sản phẩm của hãng và để tương hợp với môi trường chỉ của Microsoft. Ít ai cho rằng nó được phát triển vì tính tương hợp với các môi trường không phải của Microsoft hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn trung lập với các nhà cung cấp.

Kết luận

Các tiêu chuẩn tồn tại là vì tính tương hợp, và các tiêu chuẩn định dạng tài liệu văn phòng phải không được khác nhau. Mục đích là để ai đó ở quốc gia A làm việc cho công ty B sử dụng sản phẩm C có thể trao đổi được các tài liệu với ai đó ở quốc gia D làm việc cho công ty E sử dụng sản phẩm D một cách thông suốt, trong suốt, không có bất kỳ khó khăn nào và không cần phải để ý tới A, B, C, D, E hoặc bất kỳ ký tự nào thực sự là gì. Nghĩa là không ai phải lo lắng liệu nhà cung cấp nào đó có tiếp tục sản xuất và kinh doanh bộ phần mềm văn phòng này hoặc kia hay không, vì các tài liệu văn phòng thực sự đã được giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào các ứng dụng của các bộ phần mềm tạo ra nó.

ODF đã được tạo ra với việc sử dụng các tiêu chuẩn hiện hành với tính tương hợp như vậy trong từ gốc, trải qua một thời gian dài với sự tham khảo của cộng đồng và một thời gian dài thiết kế để đạt được tính tương hợp. Những lợi ích của việc này là rõ ràng khi xem xét chính các định dạng kết quả.

Một số lượng lớn các sản phẩm phần mềm văn phòng đã triển khai ODF và danh sách này đang gia tăng.

OOXML đã được thiết kế bởi chỉ một nhà cung cấp là Microsoft mà không có tham khảo tích cực của cộng đồng hoặc thiết kế đầu ra. Nó đã được thiết kế để cùng tồn tại với các định dạng kế thừa trước đó của nó với việc sử dụng các sản phẩm riêng của hãng. Thiết kế đặc tả kỹ thuật của tiêu chuẩn này là những thứ mã hoá nhị phân được chuyển đổi một cách đơn giản sang các thẻ XML một cách tuỳ tiện.

Dựa trên việc xem xét các định dạng thì khó biết được chính xác bất kỳ nguyên nhân kỹ thuật nào giải thích vì sao các tài liệu của Microsoft Office không thể lưu được và trao đổi được khi sử dụng ODF với độ tin cậy 100%. ODF có các đặc tính mà chúng sẽ làm việc được với tất cả những thứ kỳ dị của Microsoft Office, ngay cả những thứ như “footnoteLayoutLikeWW8”. Tuy nhiên, OOXML với tình trạng như hiện nay không thể làm việc được với bất kỳ ứng dụng nào ngoại trừ Microsoft Office.

Sự kỳ dị của Microsoft trong OOXML cùng với sự thật là các đặc tả kỹ thuật dài hơn 6000 trang có lẽ sẽ cản trở rất lớn cho khả năng của các đối tác khác khi phát triển các sản phẩm có thể hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn đọc được và thao tác được các tài liệu trong định dạng này và nó sẽ thực sự khó khăn khi làm việc như với một tiêu chuẩn phổ biến chung toàn thế giới.

Một số từ viết tắt trong tài liệu:

OASIS: Tổ chức vì sự tiến bộ của các tiêu chuẩn thông tin có cấu trúc (Organization for the Advancement of Structured Information Standards), http://www.oasis-open.org/

ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Organization for Standardization),

http://www.iso.org/

ECMA Là một hiệp hội công nghiệp chuyên về tiêu chuẩn hoá các hệ thống thông tin và truyền thông. Trước năm 1994 nó được biết tới như Hiệp hội các Nhà sản xuất Máy tính của Châu Âu (>European Computer Manufacturers Association),

http://www.ecma-international.org/

Tiểu Linh,

Theo: http://www.freesoftwaremagazine.com/articles/odf_ooxml_technical_white_paper

Hình 1: Hồ sơ hơn 6000 ngàn trang của OOXML

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

No comments:

Blog Archive