Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!

Wednesday, June 13, 2007

Hội nghị châu Á lần thứ 8 về phần mềm nguồn mở

333 magnify

Hội nghị châu Á lần thứ 8 về phần mềm nguồn mở (PMNM)

Hội nghị châu Á lần thứ 8 về PMNM vừa diễn ra trong các ngày 13-15/02/2007 tại đảo Bali, Indonesia.

Khác với những lần Hội nghị trước, khi chương trình nghị sự tập trung vào các vấn đề nặng tính lý thuyết và nâng cao nhận thức, nội dung thảo luận của Hội nghị lần này xoay quanh 3 chủ đề chính mang nặng tính thực tiền hơn là: Sử dụng và hỗ trợ PMNM; Ảnh hưởng về kinh tế của PMNM và Phát triển nguồn nhân lực và công nghệ cho PMNM.

Bên lề Hội nghị, một loạt các hoạt động khác liên quan tới PMNM đã được tổ chức như: Hội thi lập trình PMNM (Code Fest) với sự tham gia của các lập trình viên từ nhiều quốc gia châu Á tới tham dự; Hội thảo về bản địa hóa các PMNM và Hội chợ triển lãm về PMNM với sự tham gia của một số công ty có đóng góp trong vai trò hỗ trợ kỹ thuật cho việc ứng dụng và pháp triển PMNM cả nội địa, quốc tế lẫn đa quốc gia.

Bảng so sánh năng lực về PMNM một số nền kinh tế châu Á (Tháng 02/2007)


Quốc gia

PMNM trong đường lối CNTT-TT

Nguồn nhân lực phát triển PMNM

Trung tâm chuyên về PMNM

Bản địa hóa PMNM

Đào tạo về PMNM

Chuyển đổi sang PMNM

Hướng dẫn mua bán CP có PMNM

Hỗ trợ của doanh nghiệp cho PMNM

Tồn tại cộng đồng PMNM

1

Brunei

K

MP

K

K

C

MP

K

K

C

2

Campuchia

C

C

C

C

C

C

C

C

C

3

Đài Loan

C

C

C

C

MP

MP

MP

MP*

C

4

Hồng Kông

K

K

C

C

K

C

K

C

C

5

Nepal

C

MP

K

C

MP

MP

K

MP

C

6

Pakistan

MP

C

C

C

C

C

MP

C

C

7

Trung Quốc

C

C

C

C*

MP

MP

K*

C

C

8

Philippines

C

C

C

C

C

MP**

MP**

C

K

9

Singapore

MP

K

K

K

MP

K

K

MP

MP

10

Thái Lan

C

C

C

C

C

C

C

C

C

11

Việt Nam

C

K

K

C

K

C

C

C

C

Hội nghị đưa ra lần đầu tiên bảng so sánh năng lực PMNM của 11 nền kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam. Thứ tự trong bảng được sắp xếp theo trình tự tên các nền kinh tế theo vần ABC.

Ghi chú:

C: Có; C*: Ngôn ngữ của người thiểu số

K: Không; K*: Trước hết là các chuẩn mở

MP: Một phần; MP*: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ; MP**: Một số cơ quan nhà nước được lựa chọn;

Bảng tổng hợp cho thấy việc sử dụng PMNM ở các quốc gia khác nhau là khác nhau. Trong số các quốc gia được khảo sát, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, Trung Quốc, Pakistan và Philippines có năng lực PMNM được xếp hạng tương đối cao nhờ vào sự đồng đều ở tất cả các tiêu chí đánh giá.

Mặc dù các kết quả đánh giá có thể chưa thật sát thực tế nếu so sánh các mức độ thực hiện khác nhau ở cùng một tiêu chí, đánh giá phần nào đã đưa ra được một cái nhìn tổng thể, sơ lược và nhanh về năng lực PMNM của một số quốc gia châu Á.

Việc phát triển và ứng dụng PMNM tại Việt Nam trong những năm vừa qua, nhất là việc ứng dụng PMNM tại các tỉnh, bộ, ngành trong các dự án thuộc các đề án 47 của Đảng và 112 của Chính phủ đã giúp Việt Nam có tên trong bảng so sánh nói trên. Tuy nhiên, để có thể phát triển PMNM thực sự bền vững, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn rất nhiều, đặc biệt là trong vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho PMNM.

Hội nghị đã kết thúc tốt đẹp sau 3 ngày làm việc và đã đưa ra tuyên bố Bali với những nội dung khẳng định vai trò và ảnh hưởng của PMNM trong nền kinh tế của từng quốc gia cũng như trong toàn khu vực châu Á và xu thế phát triển của nó trong tương lai cùng những gợi ý một số nội dung hướng tới Hội nghị lần sau.

Tiểu Linh

PS: Bài đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số 03/2007, trang 16-17

No comments:

Blog Archive