Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!

Saturday, August 11, 2007

OOXML đã thất bại tại Mỹ

Biểu quyết cho OOXML thất bại tại INCITS

OOXML Approval Vote Fails in INCITS

Theo: http://www.consortiuminfo.org/standardsblog/article.php?story=20070810112044631

Bài được đưa lên Internet ngày 10/08/2007

Friday, August 10 2007 @ 11:20 AM PDT

Như tôi đã đưa tin ngày 23/07/2007, Uỷ ban Quốc tế về Tiêu chuẩn Công nghệ Thông tin và Truyền thông – INCITS (InterNational Committee for Information Technology Standards), cơ quan có trách nhiệm biểu quyết của Mỹ về OOXML, đã tiến hành một cuộc biểu quyết để xem liệu nước Mỹ có biểu quyết chấp thuận OOXML hay không, với cuộc biểu quyết xong vào ngày 09/08/2007. Cuộc biểu quyết này đã kết thúc đúng theo lịch trình, và đây là đường dẫn mà nó chỉ ra rằng cuộc biểu quyết đã thất bại (http://ballot.itic.org/itic/tallyvote.taf?function=vote&committee=INCITS&ball...), với 8 đồng ý, 7 chống và 1 phiếu trắng. Như tôi đã lưu ý trước đó, một cuộc biểu quyết với 9 phiếu thuận mới đủ để vượt qua. Con số này là đa số nhỏ nhất của 16 thành viên Ban Điều hành của INCITS mà họ có quyền biểu quyết đối với việc này (trên thực tế, Ban Điều hành có 18 thành viên, như theo luật về sự có mặt, chỉ 16 trong số 18 đã có quyền bỏ phiếu trong biểu quyết lần này).

As I reported on July 23, INCITS, the US balloting body on the OOXML vote, put out a ballot to see whether the US should vote to approve OOXML, with the ballot to close on

August 9. That ballot has now closed on schedule, and there is a public link that shows the vote - which failed, with 8 in favor, 7 opposed, and one abstaining. As I noted previously, a vote of 9 in favor would have been required for passage. That number is a simple majority of the 16 INCITS Executive Board members that have voting privileges on this ballot (in fact, the Board has 18 members, but due to attendance rules, only 16 of the 18 had voting priviliges on this ballot).

Có một cuộc bỏ phiếu thứ 2, nó cũng thất bại: ngoài tổng số phải trả lời (trong trường hợp này tất cả là 16), 1 bỏ phiếu trắng bị loại trừ, số còn lại (15) trong đó 2/3 (trong trường hợp này phải là 10) cần phải bỏ phiếu thuận mới được.

Liên kết ở trên có các các liên kết tới những bình luận cá nhân của 11 thành viên Ban Điều hành.

Bạn có thể nhớ lại về bài đầu tiên của tôi trên mạng, một lịch trình đã được thoả thuận trước về việc có thể có một cuộc bỏ phiếu nói “không với các bình luận”. Tôi không có các thông tin về điều đó vào lúc này, nhưng sẽ thông báo khi nào và nếu tôi có thể.

There is a second leg of the vote, which also failed: out of the total number responding (in this case, all 16), the abstentions (one) are subtracted, yielding a number (fifteen) of which two-thirds (in this case ten) would need to be in the affirmative.

The link above includes links to the individual comments filed by eleven Executive Board members.

As you will recall from my prior post, a schedule had been pre-agreed upon that could accommodate a further vote of "no with comments." I have no further information on that at this time, but will report when and as I do.

Here are the votes:

Đây là kết quả bỏ phiếu:

  • Bỏ phiếu tán thành: Apple, Bộ An ninh Quốc nội, Liên minh Công nghiệp Điện tử, EMC, Hewlett Packard, Intel, Microsoft và Sony Electronics.

  • Bỏ phiếu chống: Farance, Incorporated, GSI US, IBM, Lexmark International, NIST, Oracle và Bộ Quốc phòng.

  • Bỏ phiếu trắng: IEEE

  • Yes votes: Apple, Department of Homeland Security, the Electronic Industries Allliance, EMC, Hewlett Packard, Intel, Microsoft and Sony Electronics.

  • No votes: Farance, Incorporated, GS1 US, IBM, Lexmark International, NIST, Oracle, and the Department of Defense.

  • Abstention: IEEE

Có một số điều thú vị để lưu ý về việc biểu quyết này. Trước hết, EIA đã bỏ phiếu thuận, trong khi IEEE bỏ phiếu trắng, mặc dù cả 2 cùng là các tổ chức công nghiệp. Vì sao lại tách biệt thế? IEEE là, tất nhiên, một tổ chức mà ở đó tất cả các thành viên các tập đoàn lớn được tham chiếu ở trên là các thành viên tích cực. Không ngạc nhiên, khi bình luận ngắn gọn mà nó đi kèm với phiếu trắng của IEEE nói: “IEEE bỏ phiếu trắng vì các quan điểm khác biệt của các thành viên và những người đóng góp chủ chốt của IEEE”. EIA là một tổ chức có ô của 6 tổ chức công nghiệp khác. Hiện nó cũng ở ngã ba đường và đang tiến hành tổ chức lại. EIA không đưa ra một bình luận nào với phiếu bầu của mình.

There are a number of interesting things to note about the voting. First, EIA voted for, while the IEEE abstained, although both are industry organizations. Why the split? IEEE is, of course, an organization in which all of the large corporate members referred to above are active members. Not surprisingly, the brief comment that accompanied IEEE's abstention reads: "IEEE abstains due to the divergent viewpoints of key IEEE members and stakeholders." EIA is an umbrella organization of six other industry organizations. It is also currently influx, and undergoing a reorganzition. EIA did not provide a comment with its vote.

Các thành viên chính phủ của Ban Điều hành cũng có sự phân rã, với 2 cơ quan bỏ phiếu chống, và 1 bỏ phiếu thuận. Bộ Quốc phòng và NISt, tất hiên, là những cơ quan lâu đời, có mối liên quan thời gian dài trong lĩnh vực tiêu chuẩn, trong khi Bộ An ninh Quốc nội lại là mới.

The government members of the Executive Board also split, with two agencies voting against, and one voting in favor. DoD and NIST, of course, are old agencies, with long involvement in the standards arena, while Homeland Security is new.

[The following is an update]

[Phần sau đây là mới cập nhật]

Tuy nhiên, lá phiếu của NIST yêu cầu một giải thích riêng biệt, đặc biệt là về một thông cáo báo chí mâu thuẫn dường như đã được đưa ra bởi NIST sớm ngày hôm nay. Trong thông cáo báo chí đó, nó công bố rằng NIST “đã bỏ phiếu thuận có điều kiện về một tiêu chuẩn quốc tế được đệ trình cho các tài liệu mở”. Trang về biểu quyết của INCITS đối với NIST và các bình luận của nó, có giải thích này và có thể một phần được đọc như sau:

Dựa trên các bình luận kỹ thuật được xác định, NIST tin tưởng rằng Cơ quan Quốc gia Mỹ sẽ biểu quyết chấp thuận có điều kiện đối với DIS 29500. Các thủ tục của JTC1 trong điều khoản 9.8 Biểu quyết trong DISs thời gian ngắn, có lưu ý sau: “[Lưu ý: Việc thông qua có điều kiện phải được đệ trình như một phiếu chống]”. Trong khi đây là khuyến cáo (nghĩa là, sẽ phủ quyết), đây là cách tốt nhất để đảm bảo rằng các bình luận được đệ trình bởi Cơ quan Quốc gia Mỹ được đưa ra xem xét thận trọng.

The NIST vote, however, requires a special explanation, especially in light of a seemingly contradictory press release issued by NIST earlier today. In that press release, it states that NIST "has voted for conditional approval of a proposed international standard for open documents." The INCITS voting page for NIST and its comments, contains the explanation, which reads in part as follows:

Based upon the technical comments identified, NIST believes that the US National Body should be voting for conditional approval to DIS 29500. The JTC 1 procedures in clause 9.8, Votes on Fast-track DISs, contain the note: “[Note: Conditional approval should be submitted as a disapproval vote.]” While this is advisory (i.e., should versus shall), it is the best way to ensure that the comments submitted by the US National Body are given careful consideration.

Như đã lưu ý trước đó, một phiếu “thuận” với các bình luận không đòi hỏi xem xét các bình luận, nên một phiếu “thuận với các bình luận” là một sự tán thành không có điều kiện. Nếu ai đó bỏ phiếu thì hãy nghĩ rằng OOXML, nếu được làm tài liệu một cách đúng đắn, có thể trở thành một tiêu chuẩn, nhưng sẽ không thể là một tiêu chuẩn như dạng hiện hành của nó, nên thủ tục được thông qua, như được lưu ý trong bình luận của NIST, là “không thông qua”. Trong khi việc khuấy bùn trong nước của NIST là không có giải thích nào thêm trong thông cáo báo chí của nó – thì kết quả, nó đã chọn dựa trên thông cáo báo chí của mình về hậu quả logic của nó hơn là lá phiếu thực tế của nó. Có lẽ, họ đã ném tay của họ cố thử giải thích sự phức tạp của qui trình của ISO/IEC trong một thông cáo báo chí.

[Hết phần cập nhật]

As noted earlier, a "yes" vote with comments does not require consideration of the comments, so a "yes with comments" is an unconditional approval. If someone voting thinks that OOXML, if properly documented, is entitled to become a standard, but should not be a standard in its current form, then the approved procedure, as noted in the NIST comment, is to "disapprove." Where NIST has muddied the water is by not being more explanatory in its press release - in effect, it opted to base its press release on its desired outcome, rather than its actual vote. Presumably, they threw up their hands at trying to explain the complexities of the ISO/IEC process in a press release.

[End of update]

Trong số các thành viên tập đoàn, tôi hơi ngạc nhiên về lá phiếu của Hewlett Packard. Trong khi họ không bị trói trực tiếp vào trong cuộc cạnh tranh giữa OOXML và ODF, họ là một thành viên ủng hộ tích cực trong các nền tảng tiêu chuẩn và có kinh nghiệm già dặn.

Toàn bộ cuộc bỏ phiếu là không ngạc nhiên đối với tôi. Bỏ qua tất cả những thứ chính trị hoặc các ý kiến bên ngoài về việc liệu OOXML có trở thành một tiêu chuẩn ISO/IEC hay không khi mà ODF đã tồn tại. Tôi tin tưởng rằng OOXML cũng khả dĩ để khuyến cáo một phiếu thuận, với hoặc không có các bình luận.

Among the corporate members, I'm somewhat surprised at Hewlett Packard's vote. While they do not have a direct stake in the OOXML v. ODF competition, they are a stalwart participant in the standards infrastructure, and well experienced.

The overall vote is not, to me, a surprise. Leaving all politics or opinions aside on whether OOXML should become an ISO/IEC standard when ODF already exists, I do not believe that OOXML is in good enough shape to recommend a yes vote, with or without comments.

Các bình luận vắn tắt được cung cấp bởi 11 thành viên Ban Điều hành là đặc biệt thú vị theo cách này. Đây là những bình luận mà IBM đã bỏ phiếu “không”, ví dụ:

Các bình luận của IBM - http://www.incits.org/ref-docs/in071208.zip IBM bỏ phiếu “KHÔNG” vì chúng có những bình luận/vấn đề kỹ thuật đáng kể (min 476), các vấn đề về IPR, các bình luận có thể truy cập được và Chỉ thị của JTC1 là rõ ràng rằng để đảm bảo các bình luận của bạn sẽ được đề cập theo một cách thoả mãn bạn phải bỏ phiếu “KHÔNG”. IBM mong muốn thay đổi lá phiếu sang CÓ nếu nước Mỹ thay đổi vị trí của nó sang “KHÔNG” với các bình luận.

The brief comments supplied by eleven of the Executive Board members are of particular interest in this regard. Here is the comment that accompanied IBM's "no" vote, for example:

IBM Comments - http://www.incits.org/ref-docs/in071208.zip IBM is voting "NO" because they are substantial technical issues/comments(min 476), IPR issues, accessibility comments and the JTC 1 Directives are clear that in order to be assured that your comments will be addressed in a satisfactory manner you should vote "NO"..IBM is willing to change the vote to a YES if the US changes its position to a "NO" with comments.

Một vài bình luận liên quan tới những bình luận mở rộng sẽ được hoặc sẽ không được đưa vào một lá phiếu của Mỹ. Đây là bình luận được cung cấp bởi Microsoft cùng với lá phiếu “CÓ” của nó:

Microsoft tiếp tục tin tưởng rằng (a) 205 bức thư về hỗ trợ/chống đối/sự thận trọng chung thu nhận được từ công chúng là không thể kiện tại BRM và phải không được đệ trình; và (b) 186 bình luận còn lại 'không thể xử lý/không được chấp thuận' phải không được đệ trình như các bình luận được Mỹ hỗ trợ vì chúng đã không bao giờ được chấp thuận bởi INCITS/V1, và đơn giản phải được chuyển tới Người gửi đi để họ xem xét lại và nghiên cứu thích đáng.

Tôi không có thời gian để xem lại các bình luận khác một cách chi tiết, nhưng sẽ cập nhật bài viết này muộn hơn trong ngày hôm nay (nay tôi có cuộc họp) khi tôi có cơ hội làm như vậy.

Several of the comments relate to what external comments should, or should not, be included with a US vote. Here is the comment supplied by Microsoft along with it's "yes" vote:

Microsoft further believes that (a) the 205 letters of general support/opposition/caution received from the public are not actionable at the BRM and should not be submitted; and (b) that the remaining 186 'unprocessed/unapproved' comments should not be submitted as supported US comments as they were never adopted by INCITS/V1, and should be simply transmitted to the Submitter for their review and appropriate treatment.

I haven't had time to review the other comments in detail, but will update this post later today (I'm in a meeting at the moment) when I have the opportunity to do so.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

No comments: