-
Ngày 27/09/2007, tại Hội chợ Phần mềm TP.Hồ Chí Minh - SoftMart 2007 - diễn ra Lễ Công bố Sự kiện Việt nam gia nhập Liên minh Phần mềm Asianux, đánh dấu một bước tiến quan trọng của công đồng CNTT-TT Việt nam trong việc hội nhập khu vực và Quốc tế.
Asianux là một Liên minh Phần mềm có vị thế quan trọng ở ba quốc gia lớn trong khu vực là Trung quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Asianux có mục tiêu hợp tác xây dựng hệ điều hành cho máy chủ và các loại thiết bị tính toán khác, trên nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở Linux, cho toàn khu vực Châu Á.
Đây cũng được coi là sự kiện đáng chú ý của ngành CNTT-TT Việt Nam trong năm 2007.
Ngày 27 tháng 7 năm 2007, tại Bắc kinh, Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ Việt nam và Lãnh đạo của ba công ty phần mềm lớn trong Liên minh Asianux là Redflag Software - Hồng Kỳ (Trung quốc), Miracle Linux (Nhật bản) và Haansoft (Hàn quốc) đã ký Biên bản Thoả thuận về việc Việt nam tham gia vào Liên minh Phần mềm Asianux.
Asianux được thành lập năm 2004 trên cơ sở cam kết của Chính phủ ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn quốc trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở. Với thoả thuận này, các công ty phần mềm Việt nam với đại diện là Công ty Phần mềm Việt – VietSoftware - sẽ có cơ hội tham gia phát triển các sản phẩm phần mềm thương mại dựa trên nguồn mở của Liên minh Asianux và đưa các sản phẩm này tới thị trường Việt Nam. Điều này mở ra các cơ hội mới cho ngành công nghịệp phần mềm của Việt nam hội nhập quốc tế, làm chủ công nghệ và thị trường nội địa.
Lễ công bố sự kiện Việt Nam gia nhập Liên minh Phần mềm Asianux kèm theo Lễ Khai trương Trung tâm Hợp tác Phần mềm nguồn mở tại TP. HCM. Đây là một trong các nội dung của Thoả thuận Hợp tác giữa Liên minh Asianux, Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Bưu chính, Viễn thông TP.HCM về việc Asianux sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt nam ứng dụng và phát triển các phần mềm thương mại dựa trên nguồn mở. Trung tâm Hợp tác Phân mềm nguồn mở có trụ sở tại địa chỉ 59-61 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM, website http://www.oss-hcm.gov.vn.
Buổi Lễ công bố các sự kiện sẽ diễn ra dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Liên minh Phần mềm Asianux cùng các nhà lãnh đạo CNTT-TT khác. Sự tham gia của Việt nam vào Liên minh Phần mềm Asianux chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường ứng dụng phần mềm trong nước, đưa sản phẩm của Asianux tới 25% dân số thế giới, trong đó Việt nam là một thành viên tuy mới tham gia nhưng đóng vai trò rất quan trọng.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố sự kiện Việt Nam ra nhập liên minh ASIANUX (Tham khảo bài chỉ đạo xin xem trên
http://www.youtube.com/watch?v=QyXQ5jukpmM ). Mô hình kinh doanh của Liên minh Asianux dựa trên “4-CO”: co-development (cùng phát triển), co-brand (cùng thương hiệu), co-support (cùng hỗ trợ) và co-marketing (cùng tiếp thị) sẽ tạo ra cơ hội thiết lập nền tảng hệ điều hành Linux tiêu chuẩn dùng chung cho Châu Á, là kết quả của sự kết hợp về trí tuệ, lợi thế về thị trường và nguồn lực của khu vực, với sự ủng hộ của các tập đoàn CNTT đa quốc gia lớn như IBM, Intel, Oracle, Adaptec, AMD, BEA, CA, Dell, EMC, Emulex, HP, Hitachi, NEC, Samsung Electronics, SAP, Stratus Technologies, Symantec.Sự kiện Việt Nam gia nhập Liên minh Phần mềm Asianux một mặt sẽ giúp mở rộng thị trường cho các sản phẩm của Asianux và các sản phẩm phần mềm tự do và mã nguồn mở khác, khẳng định xu thế phát triển và hợp tác trong khu vực; mặt khác sẽ góp phần giải quyết tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm, tạo ra nhiều cơ hội làm chủ về khoa học và công nghệ, kinh doanh và tiếp thị, nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên gia và các nhà quản lý về CNTT, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm nội địa, như lời khẳng định của Ông Baek, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Haansoft, Phó Chủ tịch Liên minh Phần mềm Asianux: “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh CNTT kiểu mẫu tại Châu Á và Liên minh Asianux sẽ cùng các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam biến điều đó thành hiện thực”.
ASIANUX với đại diện các doanh nghiệp Việt Nam trong Liên minh
Phát triển và ứng dụng phần mềm tự do và nguồn mở là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng nguồn mở là công việc của chúng ta, trong đó có tôi và bạn!
Saturday, September 29, 2007
Việt Nam ra nhập ASIANUX
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2007
(239)
- ► 09/30 - 10/07 (11)
-
▼
09/23 - 09/30
(12)
- Việt Nam ra nhập ASIANUX
- OLPC “Mua 1, tặng 1” khuyến mại bắt đầu từ 12/11 t...
- Việt Nam là thành viên thứ 4 của liên minh phần mề...
- Tất cả các học sinh của Macedonia sẽ sử dụng các m...
- Các thư viện công của Rumani sử dụng mã nguồn mở
- Microsoft đơn giản hoá một cách đột ngột hệ thống ...
- Cái gì trong tuần: những câu chuyện hàng đầu mà bạ...
- Cuba chuẩn bị từ bỏ Windows và tránh Microsoft
- OOo cho OEM
- Thổ Nhĩ Kỳ: Cơ quan lưu trữ Radio và TV sử dụng GN...
- Bộ Văn hoá và Truyền thông Pháp chuyển sang OpenOf...
- Vì sao “Nguồn mở” không đạt đích của Phần mềm Tự do
- ► 09/16 - 09/23 (13)
- ► 09/09 - 09/16 (11)
- ► 09/02 - 09/09 (18)
- ► 08/26 - 09/02 (21)
- ► 08/19 - 08/26 (12)
- ► 08/12 - 08/19 (14)
- ► 08/05 - 08/12 (15)
- ► 07/29 - 08/05 (14)
- ► 07/22 - 07/29 (14)
- ► 07/15 - 07/22 (14)
- ► 07/08 - 07/15 (10)
- ► 07/01 - 07/08 (9)
- ► 06/24 - 07/01 (7)
- ► 06/17 - 06/24 (10)
- ► 06/10 - 06/17 (34)
No comments:
Post a Comment